Chủ nghĩa đạo đức tương đối (relativism)

     Theo thuyết đạo đức tương đối, hành vi đạo đức được định nghĩa dựa trên kinh nghiệm chủ quan của một người hay nhóm người. Những người theo triết lý đạo đức tương đối thưởng lấy bản thân mình hay những người xung quanh làm căn cứ để xác định chuẩn mực hành vi đạo đức. Họ thưởng quan sát hành vi của một nhóm người nhất định và cố xác định điều gì làm cho nhóm người đó đi đến thống nhất trong một hoàn cảnh nhất định. Một sự đồng thuận trong nhóm “mẫu” được coi là dấu hiệu của sự đúng đắn hay hợp đạo đức. Tuy nhiên, những “tiêu chuẩn đạo đức” như vậy không được coi là vĩnh cửu. Trong những hoàn cảnh khác hay khi nhóm mẫu thay đổi, hành vi trước đó được coi là chấp nhận được có thể sẽ trở thành sai trái hay vô đạo đức.

     Thuyết đạo đức tương đối nhắc nhở rằng chúng ta đang sống trong một xã hội gồm những người có nhiều quan điểm khác nhau và cách thức phán xét hành vi cũng khác nhau. Những người theo thuyết đạo đức tương đối quan sát mối tương tác giữa các thành viên của một nhóm xã hội và cố xác định những giải pháp có khả nang dựa vào sự thống nhất về quan điểm trong nhóm. Ví dụ như, khi hoạch định chiến lược và kế hoạch, những người theo triết lý đạo đức tương đối thưởng cố dự đoán những mâu thuẫn có thể nảy sinh giữa những người hữu quan, như người quản lý, chủ sở hữu, người lao động, khách hàng, người cung ứng, cộng đổng xã hội, do quan điểm và triết lý đạo đức khác nhau.

đạo đức


     Như vậy, đối với những người theo thuyết đạo đức tương đối, quy tắc hành động là do xã hội quy định. Chính những mâu thuẫn trong một nhóm xã hội đã buộc các thành viên phải tương tác, thảo luận và đi đến thống nhất về cách xử lý. Đó cũng là cách mỗi thành viên của nhóm tìm cách tự điều chỉnh, tự hoàn thiện, học hỏi và tích luỹ thêm kinh nghiêm cho bản thân. Chính sự thống nhất đã đặt ra quy tắc cho hành vi của nhóm, đồng thời nó cũng trở thành quy tắc về hành vi của những người khác dù không được thể chế hoá thành những quy tắc chính thức. Một khi các quy tắc được thừa nhận rộng rãi, trở thành phổ biến và tương đối ổn định, chúng có thể trở thành những quy tắc, chuẩn mực chính thức về hành vi đạo đức xã hội.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: đạo đức kinh doanh, văn hóa công ty

Đạo đức là một phạm trù xã hội về mối quan hệ con người

       Đạo đức là một phạm trù xã hội về mối quan hệ con người. Đạo đức đề cập đến bản chất và nền tảng của mối quan hệ con người và được thể hiện thông qua cách quan niệm về cái đúng, cái sai, sự công bằng, về chuẩn mực và quy tắc ứng xử trong mối quan hệ giữa người với người và người với thế giới tự nhiên. Đạo đức chứa đựng những giá trị nhận thức của con người về giới tự nhiên và xã hội, được thể hiện qua hành vi và được xã hội nhận thức và phán xét. Quan niệm này không chỉ thể hiện ở các cá nhân với tư cách là các “nhân cách độc lập” mà còn thể hiện thông qua mối liên hệ liên – nhân cách tập thể thành “nhân cách tổ chức”. Chính vì vậy, nó ngày càng được các tổ chức, doanh nghiệp quan tâm và chú trọng phát triển.

       Hệ thống các khái niệm về đạo đức kinh doanh, gồm đạo đức kinh doanh, văn hóa công ty, trách nhiệm xã hội và thương hiệu, xuất hiện ngày càng nhiều trong các triết lý, chiến lược hành động và các hoạt động tác nghiệp hàng ngày. Tuy xuất hiện ở các nước kinh tế phát triển, điển hình là ở Mỹ, vào những thập kỷ cuối của thế kỷ XX, các khái niệm này vẫn thể hiện những ảnh hưởng của triết lý đạo đức phương Đông. Đây là một lợi thế cho các doanh nghiệp nước ta.

Đạo đức


       Vấn đề đạo đức là những hoàn cảnh, tình huống, hiện tượng trong đó một cá nhân hay tổ chức phải cân nhắc để lựa chọn giữa các cách hành động khác nhau trên cơ sỏ đúng sai, đạo đức hay vô đạo đức. Bản chất vấn đề đạo đức là do mâu thuẫn giữa các cá nhân, tập thể.

      Trong thực tế, những mâu thuẫn đạo đức trong kinh doanh thường xuất hiện chủ yếu giữa những đối tượng hữu quan chủ yếu như công ty, khách hàng, người quản lý, chủ sở hữu, người lao động, đối tác (cung ứng, đối thủ), cộng đồng và xã hội, do những biện pháp kinh doanh được áp dụng có thể gây ra những ảnh hưởng về vật chất và tinh thần không dung hoà được đối với họ.



Đọc thêm tại:

Trình tự nhận diện các vấn đề đạo đức

       Việc nhân diện vấn đề đạo đức có tầm quan trọng đặc biệt cho việc xử lý chúng. Nó là bước khởi đầu của quá trình “trị bệnh”. “Chẩn đúng bệnh, chữa sẽ dễ dàng”. Để việc nhận diện các vấn đề đạo đức được thuận lợi, có thể tiến hành theo một trình tự các bước sau đây:

       Thứ nhất là xác minh những người hữu quan. Đối tượng hữu quan cô tó ià bên trong hoặc bên ngoài, tham gia trực tiếp hay gián tiếp, lộ dỉộn tnmự các tình tiết liên quan hay tiềm ẩn. Do họ có ảnh hưởng ở mức độ khác nhau nên chỉ những đối tượng có khả năng gây ảnh hưởng quan trọng mới được xét đến. Càn khảo sát các đối tượng này về quan điểm, triết lý bởi chúng quyết định cách thức hành động, phản ứng của họ. Quan điểm và triết lý của một đối tượng, hữu quan được thể hiện qua những đánh giá của họ về việc một hành động tiềm ẩn mâu thuẫn hay chứa đựng những nhân tố phi đạo đức.

vấn đề đạo đức


         Thứ hai là xác minh mối quan tâm, mong muốn của các đối tượng hữu quan thể hiện thông qua một sự việc, tình huống cụ thể. Người quản lý có những mong muốn nhất định về hành vi và kết quả đạt được ở người lao động. Họ sử dụng những biện pháp tổ chức (cơ cấu quyền lực) và kỹ thuật (công nghệ) để hậu thuẫn cho người lao động trong việc thực hiện những mong muốn cua họ trong một công việc, hoạt đọng, chương trình cụ thể. Ngược lại, ngựởi lao động cũng có những kỳ vọng nhất định ở người quản lý. Những kỳ vong nạy có thể ỉa định hình nhưng quy tắc hành động, chuẩn mực hành vi cho việc ra quyết định tác nghiệp, lợi ích riêng được thoả mãn (hoại bão, cơ hội nghề nghiệp, sự tòn trọng, việc làm, thu nhập). Tương tự, người chủ sở hữu cùng đặt những kỳ vọng nhất định ơ người quản lý (thường là các vấn đề về chiến lược, hoài bão lâu dài), trong khi người quản ly cũng co những mong muốn cần thoả mãn khi nhận trách nhiẹm được uỷ thác (danh tiếng, quyền lực, cợ hội thể hiện, thu nhập). Như vậy, mỗi đối tượng có thể có những mối quạn tâm và mong muốn hay kỳ vọng nhất định ở những đối tượng liên quan khác trong cùng một sự việc. Khi mối quan tâm và mong muốn của các đối tượng nhau không mầu thuẫn hoặc xung đột, cơ hội để nảy sinh vấn đề đạo đứclà hầu như không có. Ngược lại, nếu mối quan tâm và mong muốn ở nhau không thể hài hoà, vấn đề đạo đức sẽ nảy sinh. Cần lưu ý, các đôi tượng cũng có thế tự – mâu thuẫn nểu các mối quan tậm vằ mong muốn là khỏng thống nhất hay không thể dung hoà được với nhaụ.

        Thứ ba là xác định bản chất vấn dề đạo đức. Việc xác định bản chất vấn đề đạo đức có thể thực hiện thông qua việc chỉ ra bản chất mâu thuẫn. Do mâu thuẫn có thế thể hiện trên nhiều phương diện khác nhau như quan điểm, triết lý, mục tiêu, lợi ích, việc chỉ ra bản chất mâu thuẫn chỉ có thể thực hiện được sau khi xác minh mối quan hệ giữa những biểu hiện này. 



Từ khóa tìm kiếm nhiều: đạo đức kinh doanh, văn hóa kinh doanh

Nhận diện các vấn đề đạo đức

       Vấn đề đạo đức tiềm ẩn trong mọi khía cạnh, lĩnh vực của hoạt động quản lý và kinh doanh. Chúng là nguồn gốc dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng đối với uy tín, sự tổn tại và phát triển của một tổ chức, công ty. Vì vậy, nhận ra được những vấn đề đạo đức tiềm ẩn có ý nghĩa rất quan trọng để ra quyết định đúng đắn, hợp đạo lý trong quản lý và kinh doanh. Các tổ chức, công ty cắng ngày càng nhận rõ vai trò và coi trọng việc xây dựng hình ảnh của tổ chức, công ty trong con mắt xã hội. Để xây dựng “nhân cách” công ty, các quyết định có ý thức đạo đức đóng vai trò quyết định.

nhân cách công ty


       Việc nhận diện vấn đề đạo đức phụ thuộc rất nhiều vào mức độ hiểu biết sâu sắc về mối quan hệ giữa các tác nhân (phương diện, lĩnh vực, nhân tố, đối tượng hữu quan liên quan đến các vấn đề đạo đức trong một tình huống, hoạt động kinh doanh thực tiễn. Kiến thức và kinh nghiệm thực tế có tác dụng giúp người phân tích dễ dàng nhận rơ bản chất của những mối quan hệ cơ bản và những mâu thuần tiềm ẩn trong sự nhằng nhịt của các mối quan hệ phức tạp.

       Cách phân loại các mối quan hệ có thể giúp ích cho việc xác minh về bản chất mối quan hệ và ví dụ tổng hợp vẻ nguồn gốc của những mâu thuẫn tiềm tàng trong hoạt động kinh doanh giữa các đối tượng hữu quan khác nhau.



Quy định về quảng cáo đối với sản phẩm thay thế sữa mẹ

        Ngày 11/3/2004, tại TP HCM, Bộ Y tế đã tổ chức hội nghị đánh giá 3 năm thực hiện Nghị định số 74/2000/NĐ-CP của Chính phủ về kinh doanh và sử dụng các sản phẩm thay thế sữa mẹ để bảo vệ và khuyến khích việc nuôi con bằng sữa mẹ. Tại hội nghị, nhiều đại biểu đã đóng góp ý kiến để sửa đổi, bổ sung một số điều khoản của Nghị định 74 nhằm “bít” những kẽ hở thời gian qua bị nhiều đơn vị sản xuất, kinh doanh các sản phẩm sữa lợi dụng để quảng cáo vượt quá giới hạn cho phép.

         Phó vụ trường Vụ Pháp chế (Bộ Y tể) nhận định: “Một mặt vì cạnh tranh dể kiếm lởi, mặt khác do quy định của chúng ta chưa chặt chẽ, nhiều hãng sữa đã quảng cáo đánh bóng các sản phẩm sữa, gây ngộ nhận cho các bà mẹ, vi phạm quy định về nhãn mác… Chẳng hạn không được quang cáo cho trẻ dưới 6 tháng tuổi, song tình trạng này vẫn còn đầy rẫy, thậm chí hình trẻ dưới 6 tháng tuổi còn được in chung với trẻ lớn trên cùng một nhãn sữa. Quy định bắt buộc phải ghi trên sản phẩm dòng chữ Sữa mẹ là tốt nhất nhưng nhiều nhãn sữa không in hoặc in rất nhỏ ở phần cuối nhãn.

sữa mẹ


         Các hiện tượng bị coi là vi phạm quy định pháp luật Việt nam và quốc tế bao gồm không đăng ký chất lượng sản phẩm, hàm lượng ghi trên nhãn không đúng hàm lượng thực, thông tin sai (sản phẩm suy nhất có DHA, sữa sơ sinh duy nhất…) vi phạm quy định quảng cáo (rất giống sữa mẹ, có công thức gần như sữa mẹ…), mua chuộc dụ dỗ các bác sĩ, bệnh viện thiếu y đức sử dụng các sản phẩm này cho bệnh nhân. Những vi phạm này không chỉ thể hiện thái độ vô trách nhiệm đối với xãhội mà còn thê hiện tính chất vô nhân đạo do đây là các sản phẩm được sử dụng để hỗ trợ những phụ nữ thiếu khả năng nuôi con bằng sữa mẹ và cho trẻ sơ sinh.

         Theo dự thao sửa đổi, bổ sung Nghị định 67, hành vi quảng cáo, khuyến khích sử đụng sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ cho trẻ sơ sinh từ khi sinh cho đến 12 tháng tuổi sẽ bị nghiêm cấm (trước đây chỉ đến 6 tháng tuổi); trên nhãn của sản phẩm sữa không được có ngôn ngữ hay hình ảnh có nội dung sản phẩm thay thế sữa mẹ, hoặc tốt hơn sữa mẹ, so sánh với sữa mẹ…



Thế nào là “Sản xuất sạch”

       “Sản xuất sạch” có nghĩa là tránh ô nhiễm bằng cách sử dụng tài nguyên và nguyên vật liệu một cách hiệu quả nhất, từ đó tránh được hay giảm thiểu các ô nhiễm trước khi chúng sinh ra. Lợi ích của sản xuất sạch đối với một doanh nghiệp có thể gói gọn trong một số điểm: (i) nâng cao hiệu suất sản xuất, (ii) tận thu được sản phẩm phụ có giá trị, (iii) ít ô nhiễm, (iv) giảm chi phí chất thải cũng như để xử lý chất thải, (v) cải thiện hình ảnh của doanh nghiệp, (iv) cải thiện sức khoẻ và tình trạng an toàn nghề nghiệp cho người lao động.


  1. Tránh các rò rỉ, rơi vãi trong quá trình vận chuyển và sản xuất (kiểm soát nội vi).

  2. Đảm bảo các điều kiện sản xuất tối ưu theo quan điểm quản lý chất lượng đối với sản phẩm, sản lượng, tiêu thụ tài nguyên và lượng chất thải phải xử lý.

  3. Thay thế việc sử dụng các nguyên liệu độc hại bằng các nguyên liệu ít phải xử lý hơn.

4. Cải tiến thiết bị để nông cao hiệu suất, giảm lãng phí, hoàn thiên quá trình sản xuất.

5. Sử dụng các thiết bị có hiệu quả hơn.

 6.Thiết kế lại sản phẩm để giảm thiểu lượng tài nguyên tiêu thụ.

Sản xuất sạch


        Các chuyên giả trong lĩnh vực sản xuất sạch hơn đã rút ra kết luận rằng, hầu hết các doanh nghiệp đều có khả năng giảm lượng tài nguyên tiêu thụ từ 10 -15% mầ không cần đầu tư lớn. Và hầu hết các giải pháp sản xuất sạch hơn đều có thời gian hoàn vốn dưới 1 năm.

        Đầu tư 100 triệu đồng tiết kiệm được 1,023 tỷ đồng. Cơ sở nhuộm Nhất Trí, một doanh nghiệp tư nhân tại TP HCM, dã đầụ tư một hệ thống máy nhuộm thế hệ mới vào năm 1997. Đến năm 2000 cơ $ở đã đầu tư thệm các thiết bị để nâng cấp những công đoạn có thể gây lãng phí, như máy thử mẫu nhuộm, máy đo độ pH, cân điện tử… và tiến hành giám sát chặt quá trình xồ lý sản phẩm. Nhờ vậy, xí nghiệp đã giảm tỷ lệ sản phẩm cần phải nhuộm xuống còn 1%. Việc thay đổi hoá chất nhuộm có nồng độ phù hợp hơn, cũng như việc áp dụng những giai pháp sản xuất sạch đã tăng được năng suất lên 1,17 lần, giảm lượng thuốc nhuộm xuống còn 1/3 và năng lượng tiêu hao chỉ còn 85%; Tổng cộng việc thực hiện các biện pháp sản xuất sạch đã giúp cơ sở tiết kiệm được 1,023 tỷ đồng/năm; hàm lượng chất thải trong nước thải và khí thải ra môi trường giảm hẳn.




Đọc thêm tại:

Sự can thiệp của chính phủ đến các họat động kinh doanh

       Khác với các đối tượng hữu quan khác, chính phủ là một đối tượng trung gian và không có lọi ích cụ thể, trực tiếp trong các quyết định và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Chính vì vậy, các cơ quan có thẩm quyền của chính quyền chỉ can thiệp khi cần thiết và để đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho môi số hoặc tất cả các đối tượng hữu quan. Do là một cơ quan quyền lực đại diện cho hệ thống pháp luật và lọi ích của tất cả các đối tượng khác nhau trong xã hội, “lợi ích” của chính phủ không thể đo bằng lợi ích thông thưởng của một doanh nghiệp hay một đối tượng xã hội cụ thể, mà là sự bình đẳng, trung thực, công bằng, công lý, và sự phát triển bền vững của môi trường kinh tế – văn hoá – xã hội – tự nhiên.

        Sự can thiệp của chính phủ đến các họat động kinh doanh thưởng gián tiếp hoặc “muộn màng”. Việc chính phủ không phải là một “chủ thể kinh tế vi mô“ nói trên lànguyên nhân chính. Sự can thiệp của chính phủ là xảy ra trường hợp có nảy sinh mâu thuẫn không tự giải quyết được giữa các “chủ thể kinh tế vi mô“ như người tiêu dùng với doanh nghiệp, giữa doanh nghiệp với nhau, hay giữa người tiêu dùng với nhau, giữa ngắn hạn và dài hạn, giữa cục bộ và tổng thể. Đáng lưu ý, quyền lực can thiệp của chính phủ là rất lớn vì vậy, hiệu lực can thiệp đối với doanh nghiệp cũng rất lớn.

Sự can thiệp


        Đòi hỏi từ phía chính phủ đối với các doanh nghiệp là sự tên trọng pháp luật và việc thực hiện các nghĩa vụ và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Hơn thế nữa, chính phủ luôn kỳ vọng ở các doanh nghiệp, với tư cách là một lực lượng tiên tiến của nền kinh tế, thực hiện vai trò tiên phong và đóng góp tích cực tự nguyện cho sự phát triển kinh tế – xã hội lâu dài và bền vững của nền kinh tế. Các chính phủ luôn coi các doanh nghiệp là lực lượng chủ lực vàlà chỗ dựa để phát triển nền kinh tế; các chính phủ khổng muốn coi các doanh nghiệp là đối tượng phải giám sát và xử lý về những vi phạm. Khi buộc phải làm vậy, quyền lực sẽ được thực thi; lợi ích công ty sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.


Từ khóa tìm kiếm nhiều: đạo đức kinh doanh, văn hóa doanh nghiệp

Cạnh tranh được coi là nhân tố thị trường tích cực?

        Nói chung, ngành càng phát triển, mọi doanh nghiệp, tổ chức, công ty; trong ngành đều có lợi. Vị thế của ngành càng tốt, tầm quan trọng của ngành càng lớn, các công ty trong ngành càng có nhiều thuận lợi trong việc triển khai các hoạt động kinh doanh do họ có “sức mạnh thị trường” (bargaining povver). Sự phát triển của ngành là nhờ sự đóng góp của các thành viên và sự liênkết chặt chẽ giữa họ. Một nhân tố quan trọng tạo nên sự liên kết này là sức hấp dẫn của lợi nhuận cao, thông tin thị trường tốt hơn, cơ hội “liên minh phi chính thức”. Tuy nhiên, sự liên kết và tập trung hoá sẽ làm tăng mật độ, tăng cơ hội tiếp cận cho khách hàng, cạnh tranh tăng lên, nguy cơ và rủi ro về lợi nhuận và thị trường tăng lên.


nhân tố thị trường


      Cạnh tranh được coi là nhân tố thị trường tích cực. Cạnh tranh thúc đẩy các doanh nghiệp phải cố vượt lên trên đối thủ và lên chính bản thân mình. Cạnh tranh là thi đua, ganh đua.(Competitiontrong tiếng Anh đều có nghĩa là cạnh tranh, thi đua, ganh đua, thi đấu.) Đối với nhiều doanh nghiệp, cồng ty, kết quả của cạnh tranh thành công được thể hiện bằng lợi nhuận, thị phần. Lợi nhuận cao, thị phần lớn là mong muốn của họ. Tuy nhiên, lợi nhuận và thị phần có thể đạt được bằng nhiều cách trong đó có cả các biện pháp cạnh tranh không lành mạnh, không được các công ty trong ngành và xã hội chấp nhận.

       Khi đó, kết quả đạt được về lợi nhuận và thị phần không còn mang ý nghĩa tích cực của cạnh tranh mà chỉ thể hiện những tính toán ích kỷ, thiển cận trong các quyết định kinh doanh của doanh nghiệp. Thành công của doanh nghiệp không phải chỉ thể hiện bằng lợi nhuận và thị phần ngắn hạn, mà còn ở hình ảnh doanh nghiệp tạo nên trong mắt của những người hữu quan và xã hội. Biện pháp cạnh tranh chính là “hành vi” của doanh nghiệp trong việc hình thành hình ảnh và “nhân cách” cho mình. Do tính tích cực của cạnh tranh thể hiện qua sự trung thực trong cạnh tranh được pháp luật bảo vê, các biện pháp cạnh tranh không lành mạnh luôn có nguy cơ phải đương đầu với sự phán xét của hệ thống giá trị xã hội và pháp lý.

       Như vậy, giữa các đối thủ cạnh tranh luôn tồn tại những mâu thuẫn. Mâu thuẫn giữa họ và mâu thuẫn nội tại trong chính bản thân họ (tự mâu thuẫn) giữa lợi ích của việc liên kết và cạnh tranh, giữa lợi nhuận, thị phần và sự phát triển lâu dài.



Hợp tác và cạnh tranh trong khối OPEC

         OPEC là tên gọi của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (Organization of Petroleum Exporting Countries). Đây là hiệp hội do các nước sản xuất đầu mỏ chính, chủ yếu nằm ở khu vực Trung Cận Đông, lập ra nhằm tìm cách khống chế giá dầu thô bằng cách định ra hạn ngạch khai thác và xuất khẩu dầu ra thị trường thế giới (chủ yếu là các nước công nghiệp phát triển) cho từng nước thành viên.

        Điều đó có nghĩa là hàng ngày mỗi nước thành viên chỉ được phép khai thác và bán ra một lượng dầu thô nhất định để đảm bảo lượng dầu cung ứng của toàn khối trên thị trường thế giới cân bằng với nhu cầu từ phía các nước nhập khẩu ở một mức giá cao đã định. Giá độc quyển (độc quyền tập đoàn, cartel) mang lại lợi nhuận độc quyền cho toàn khối, nên các nước thành viên rất ủng hộ.


khối OPEC


       Tuy nhiên, phân chia lợi nhuận lại là một vấn đề không dễ giải quyết. Việc phân chia lợi nhuận được tiến hành thông qua việc phân chia “thị phần” bằng khối lượng từng nước thành viên được phép khai thác do hiệp hội quy định. Lợi nhuận của mỗi nước đạt được qua giá bán chung và giá thành riêng của từng nước. Tuy nhiên, do vị thế trong cộng đồng quốc tế của mỗi nước là khác nhau, trên cơ sở bình dẳng, đưởng lối chính trị, ngoại giao, thương mại quốc tế của mỗi nước, mỗi quốc gia đều có chính sách và quan hệ quốc tế riêng. Việc tuân thủ các quy định chặt chẽ của hiệp hội có thể gây thiệt hại đến lợi ích quốc gia của mỗi nước về phương diện nào đó. Vì vậy, OPEC thưởng xuyên phải nhóm họp để thảo luận vé những vấn đề không mới nhưng luôn tiểm ẩn những mâu thuẫn giữa các nước và tìm cách đạt được thoả hiệp nhằm ngăn chặn chúng.                                                  

        Hợp tác và cạnh tranh luôn là xu thế trong kinh doanh, khổng chỉ ở quy mô lớn như khối OPEC, mà hiện hữu ngay cả trong những công việc kinh doanh ở quy mô rất nhỏ. Có thể quan sát thấy điều đó thông qua xu thế hình thành nhũng khu vực kinh doanh tập trung như các hệ kinh doanh giày dép phổ thông ở quanh khu phố Hàng Dầu, hàng tơ lụa ở phố Hàng Bông, Hàng Gai, tin học và máy tính ở phố Lý Nam Đế, Hà Nội. Họ tập trung lại với nhau vì sức hấp dẫn của sự liên kết, nhưng cũng phải cạnh tranh để tồn tại và phát triển.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: dao duc kinh doanh, van hoa cong ty

Dấu ấn về hình ảnh nhãn hiệu hàng hóa

       Sau thế chiến thứ 2, nền kinh tế Nhật Bản bị suy sụp, đất nước bị tàn phá và rơi vào tình trạng rất khó khăn của một nước bại trận. Để phục hồi nền kinh tế, một trong nhũng chính sách của Nhật Bản để nhanh chóng phục hồi nền công nghiệp là tăng cường phát triển công nghệ ứng dụng, hạn chế phát triển nghiên cứu cơ bản. Kết quả là hàng hoá của Nhật Bản dược sản xuất tương đương với hàng hoạ của các nước khác nhưng giá thành rất thấp.

       Để tăng nguồn ngân sách và phát triển ngoại thương, hàng hóa của Nhật được xuất khẩu sang Mỹ. Chiến lược của các cồng ty Nhật khi đó là “tiếp cận vào phía đầu dưới của “tuyến” sản phẩm”. Hàng hoá được chào bán vớigiá rẻ nhằm vào thị trường đại trà, bình dân. Sau gần nửa thế kỷ và khi đã trở thành nền kinh tế mạnh thứ hai trên thế giới, hàng hoá của Nhật Bản vẫn chi được coi là “hàng hoá bình dân chất lượng cao” trong con mắt người tiêu dùng Mỹ,

cồng ty Nhật


      Trung Quốc la một quốc gia nổi tiếng về lịch sử và truyền thống sản xuất hàng tình xảo rất lâu đời. Danh tiếng này được khẳng định trong lĩnh vực sản xuất công nghệ phẩm. Vào những năm 70 của thế kỷ trước, hàng hoá của Trung Quốc trên thị trường Việt Nam và quốc tế được đánh giá rất cao về chất lượng, hình thức, mẫu mã. Đôi khi người tiêu dùng Việt Nam còn đánh giá hàng công nghệ phẩm sản xuất tại Trung Quốc cao hơn so với sản phẩm cùng loại của nhiều nước châu Âu.

      Tuy nhiên, chỉ trong vòng 10 năm cuối thế kỷ XX, hàng Trung Quốc đã nhanh chóng đánh mất uy tín thương hiệu truyền thống của mình. Ngày nay “hàng Trung Quốc” đối với nhiều ngươi đồng nghĩa với loại “hàng hoá thứ cấp”.


Từ khóa tìm kiếm nhiều: đạo đức kinh doanh, văn hóa công ty

Trách nhiệm của các doanh nghiệp đối với khách hàng

    Không có tổ chức, công ty nào có thể tồn tại được nếu thiếu đối tượng phục vụ, khách hàng. Khách hàng chính là người thể hiện nhu cầu, sử dụng hàng hoá, dịch vụ, đánh giá chất lượng, tái tạo và phát triển nguồn tài chính cho tổ chức, công ty. Họ có thể lầ những cá nhân, tổ chức tiêu dùng các hàng hoá, dịch vụ thông tin thị trường, họ cũng có thể là những khách hàng đặc biệt đối với những hàng hoá đặc biệt (hàng hoá công cộng, đường sá, công trình văn hoá, giáo dục, y tế, an ninh, quốc phòng, viễn thông…) như xã hội, chính phủ, tổ chức, công ty khác.

    Việc tiêu dùng sản phẩm và dịch vụ của một tổ chức hay công ty là nhằm thoả mãn nhu cầu tâm sinh lý của họ, nhằm cải thiện cuộc sống cá nhân vì xã hội của họ.

    Mọi vấn đề dạo đức điển hình liên quan đến người tiêu dùng là an toàn sản phẩm. An toàn sản phẩm liên quan đến vệ sinh thực phẩm. Thực phẩm được làm ra là để tái tạo, duy trì và làm tăng thêm sức khoẻ cho con người. Các nhà sản xuất thu được lợi nhuận từ việc cung cấp thực phẩm cho người tiêu dùng là do đã thoả mãn nhu cầu thưởng thức của họ. Theo quan niệm trong quản lý hiện đại, “lợi nhuận chính là phần thưởng người tiêu dùng trao cho công ty để trả ơn vì thành tích phục vụ xuất sắc”.

Trách nhiệm của các doanh nghiệp


    Người tiêu dùng sẽ không thể cảm ơn những người sản xuất đã cung cấp thứ thực phẩm gây hại cho sức khoẻ, thậm chí có thể giết chết họ. Lợi nhuận thu được là vô đạo đức, thậm chí phi pháp, và mang tính chất lừa gạt. An toàn sản phẩm còn liên quan đến những rủi ro tiềm ẩn do những khiếm khuyết của sản phẩm. Khiếm khuyết có thể lạ do thiết kế sai, công nghệ sản xuất không hoàn thiện, người lao động cẩu thả, người quản lý vô trách nhiệm, thậm chí chỉ vì tiết kiệm nguyên liệu hay chi phí sản xuất. Những sản phẩm khiếm khuyết tiềm ẩn những tai nạn, rủi ro bất ngờ không thể đề phòng và chống đỡ đối với người sử dụng. Tính chất vô đạo đức thể hiẹn ở việc người sản xuất đã khêng có những hành động cần thiết ngay cả khi có khả năng và năng lực chuyên môn để ngăn chặn hoặc giúp người tiêu dùng đề phòng, hạn chế, loại trừ tai nạn, rủi ro. Họ thu lợi nhuận trong khi gây ra tai nạn hay thiệt hại cho người tiêu dùng. Việc kinh doanh những sản phẩm như vậy không chì gảy ra những thiệt hại về doanh số trước mắt mà còn gây khó khăn về lâu dài, do làm mất đi sự tin cậy và lòng trung thành của khách hàng đối với sản phẩm yà công ty, tạo nên ấn tượng và hình ảnh bất lợi cho công ty.

    Trách nhiệm của các doanh nghiệp đối với khách hàng của mình là phát hiện nhu cầu, làm ra những sản phẩm, dịch vụ có thể thoả mãn nhu cầu của họ. Viẹc cung cấp hàng hoá, dịch vụ không phải chỉ để thoả mãn nhu cầu tiêu dùng tức thởi, mà còn cần tính đến ước muốn lâu dài của khách hàng. Vấn đề đạo đức cũng có thể nảy sinh từ việc không cân đối giữa nhu cầu trước mắt và nhu cầu ỉâu dài. Người tiêu dùng mong muốn có nguồn năng lượng rẻ và dổi dào cho việc thắp sáng, vận hành phương tiện giao thông và sản xuất. Nhưng họ khỏng muốn các nhà máy điện thải ra các chất gây ổ nhiễm phá huỷ cảnh quan, môi trường sinh thái quanh nơi họ sống hoặc gây ra bệnh tật đối với họ và dân chúng quanh vùng.

     Họ cũng muốn có nguồn thực phẩm phong phú, ngon và rẻ, nhưng không muốn nhìn thấy động vật hoang dã bị giết hại hay việc khai thác nguồn thuỷ sản dại trà, ồ ạt, bừa bẩi đến cạn kiệt như hiện nay. Họ cũng không muốn. bị mắc những chứng bệnh nan y trong tương lai chỉ vì ham muốn tiêu dùng nguồn thực phẩm dồi dào và rẻ do những thành công trong việc áp dụng công nghệ biến đổi “gien”. Nhiều tổ chức của quần chúng, phi chính phủ và của chính phủ đã được thành lập để đấu tranh với nhồng hành vi tiêu dùng và sản xuất phi đạo đức, vì lợi ích trước mắt và có thể gây thiệt hại cho lợi ích xã hội lâu dài.




Đọc thêm tại: