Sự phái triển của đạo đức kinh doanh ở Phương Tây thởi hiện đại

     Xét trong trường hợp “Huân chương – Thương hiệu”. Điều tưởng chừng hiển nhiên trên lại không thật sự được nhận thức rõ ràng như vậy. Nhiều doanh nghiệp lập kế hoạch xây dựng thương hiệu, trong đó bao gồm cả việc thiết kế huân chương (lô gô) cho mình, triển khai những chương trình quảng bá cho hình ảnh công ty (tự tên, tự phong), hướng vào việc nhấn mạnh đến những lợi ích, giá trị được cho là có thể hoặc sẽ cống hiến cho một vài đối tượng hữu quan (chủ yếu là khách hàng mục tiêu) hoặc xã hội một cách mơ hồ, bằng cách chỉ ra sự hơn thua so với các doanh nghiệp khác (đối thủ).

      Trong việc quảng bá thương hiệu, sự ghi nhận và tưởng thưởng từ phía xã hội (các đối tượng hữu quan) hầu như vắng bóng. Chính vì vậy, trong thực tế không ít trường hợp doanh nghiệp đã không chú ý đến việc thực hiện cam kết, lởi hứa của mình mà chỉ chú ý đến việc quang bá, “tô vẽ” cho hình ảnh của mình ở khắp nơi, khắp chỗ mọi lúc. Dưởng như, các hoạt động quảng bá thương hiệu của doanh nghiệp đã biến thành những “hành động tự huyễn hoặc về bản thân” của doanh nghiệp và những người trong doanh nghiệp. Người tiêu dùng, xã hội hầu như không có cơ hội để thể hiện thái độ và cảm tưởng của mình, ngoại trừ việc phản ứng khi tiêu dùng hoặc tiếp xúc với sản phẩm, dịch vụ và với doanh nghiệp.

đạo đức kinh doanh


     Vì vậy, để loại bỏ cách hiểu sai lầm này khi tác nghiệp, cần phải đưa ra một định nghĩa nữa về thương hiệu như sau: Thương hiệu lò nhữngdấu hiệu thương mại đặc trưng về một sản phẩm hàng hoá hay một tổ chức doanh nghiệp phản ánh những đặc điểm về lợi ích, giá trị, quan điểm hay phương pháp tiến hành kinh doanh của người làm ra (doanh nghiệp) hay đại diện cho chúng xét từ phương diện quan điểm, lợi ích, giá trị của những người hữu quan.

MỘT QUAN ĐIỂM TRONG QUẢN LÝ CỦA THẾ KỈ XX: NHỮNG GIẢ THUYẾT CỦA MC GREGRO VỀ CON NGƯỜI

Sự phái triển của đạo đức kinh doanh ở Phương Tây thởi hiện đại

     Mặc dù triết lý đạo đức được phát triển ở các nước phương Tây từ rất lâu, nhưng ảnh hưởng của nó trong các hoạt động kinh doanh cũng mới phát triển trong một quãng thởi gian rất ngắn. Quá trình phát triển vềđạo đức kinh doanh ở các nước Bắc Mỹ có thể chia thành 5 giai đoạn và vẫn đang tiếp tục phát triển cho đến nay. Đạo đức kinh doanh đã thay đổi rất nhanh khi hầu hết các tổ chức nhận ra những lợi thế của việc chú trọng hơn đến hành vi đạo đức trong kinh doanh và mối liên hệ giữa đạo đức kinh doanh và kết quả hoạt động về mặt tài chính.


Từ khóa tìm kiếm nhiều: dao duc kinh doanh, van hoa cong ty