Sự can thiệp của chính phủ đến các họat động kinh doanh

       Khác với các đối tượng hữu quan khác, chính phủ là một đối tượng trung gian và không có lọi ích cụ thể, trực tiếp trong các quyết định và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Chính vì vậy, các cơ quan có thẩm quyền của chính quyền chỉ can thiệp khi cần thiết và để đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho môi số hoặc tất cả các đối tượng hữu quan. Do là một cơ quan quyền lực đại diện cho hệ thống pháp luật và lọi ích của tất cả các đối tượng khác nhau trong xã hội, “lợi ích” của chính phủ không thể đo bằng lợi ích thông thưởng của một doanh nghiệp hay một đối tượng xã hội cụ thể, mà là sự bình đẳng, trung thực, công bằng, công lý, và sự phát triển bền vững của môi trường kinh tế – văn hoá – xã hội – tự nhiên.

        Sự can thiệp của chính phủ đến các họat động kinh doanh thưởng gián tiếp hoặc “muộn màng”. Việc chính phủ không phải là một “chủ thể kinh tế vi mô“ nói trên lànguyên nhân chính. Sự can thiệp của chính phủ là xảy ra trường hợp có nảy sinh mâu thuẫn không tự giải quyết được giữa các “chủ thể kinh tế vi mô“ như người tiêu dùng với doanh nghiệp, giữa doanh nghiệp với nhau, hay giữa người tiêu dùng với nhau, giữa ngắn hạn và dài hạn, giữa cục bộ và tổng thể. Đáng lưu ý, quyền lực can thiệp của chính phủ là rất lớn vì vậy, hiệu lực can thiệp đối với doanh nghiệp cũng rất lớn.

Sự can thiệp


        Đòi hỏi từ phía chính phủ đối với các doanh nghiệp là sự tên trọng pháp luật và việc thực hiện các nghĩa vụ và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Hơn thế nữa, chính phủ luôn kỳ vọng ở các doanh nghiệp, với tư cách là một lực lượng tiên tiến của nền kinh tế, thực hiện vai trò tiên phong và đóng góp tích cực tự nguyện cho sự phát triển kinh tế – xã hội lâu dài và bền vững của nền kinh tế. Các chính phủ luôn coi các doanh nghiệp là lực lượng chủ lực vàlà chỗ dựa để phát triển nền kinh tế; các chính phủ khổng muốn coi các doanh nghiệp là đối tượng phải giám sát và xử lý về những vi phạm. Khi buộc phải làm vậy, quyền lực sẽ được thực thi; lợi ích công ty sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.


Từ khóa tìm kiếm nhiều: đạo đức kinh doanh, văn hóa doanh nghiệp