Trình tự nhận diện các vấn đề đạo đức

       Việc nhân diện vấn đề đạo đức có tầm quan trọng đặc biệt cho việc xử lý chúng. Nó là bước khởi đầu của quá trình “trị bệnh”. “Chẩn đúng bệnh, chữa sẽ dễ dàng”. Để việc nhận diện các vấn đề đạo đức được thuận lợi, có thể tiến hành theo một trình tự các bước sau đây:

       Thứ nhất là xác minh những người hữu quan. Đối tượng hữu quan cô tó ià bên trong hoặc bên ngoài, tham gia trực tiếp hay gián tiếp, lộ dỉộn tnmự các tình tiết liên quan hay tiềm ẩn. Do họ có ảnh hưởng ở mức độ khác nhau nên chỉ những đối tượng có khả năng gây ảnh hưởng quan trọng mới được xét đến. Càn khảo sát các đối tượng này về quan điểm, triết lý bởi chúng quyết định cách thức hành động, phản ứng của họ. Quan điểm và triết lý của một đối tượng, hữu quan được thể hiện qua những đánh giá của họ về việc một hành động tiềm ẩn mâu thuẫn hay chứa đựng những nhân tố phi đạo đức.

vấn đề đạo đức


         Thứ hai là xác minh mối quan tâm, mong muốn của các đối tượng hữu quan thể hiện thông qua một sự việc, tình huống cụ thể. Người quản lý có những mong muốn nhất định về hành vi và kết quả đạt được ở người lao động. Họ sử dụng những biện pháp tổ chức (cơ cấu quyền lực) và kỹ thuật (công nghệ) để hậu thuẫn cho người lao động trong việc thực hiện những mong muốn cua họ trong một công việc, hoạt đọng, chương trình cụ thể. Ngược lại, ngựởi lao động cũng có những kỳ vọng nhất định ở người quản lý. Những kỳ vong nạy có thể ỉa định hình nhưng quy tắc hành động, chuẩn mực hành vi cho việc ra quyết định tác nghiệp, lợi ích riêng được thoả mãn (hoại bão, cơ hội nghề nghiệp, sự tòn trọng, việc làm, thu nhập). Tương tự, người chủ sở hữu cùng đặt những kỳ vọng nhất định ơ người quản lý (thường là các vấn đề về chiến lược, hoài bão lâu dài), trong khi người quản ly cũng co những mong muốn cần thoả mãn khi nhận trách nhiẹm được uỷ thác (danh tiếng, quyền lực, cợ hội thể hiện, thu nhập). Như vậy, mỗi đối tượng có thể có những mối quạn tâm và mong muốn hay kỳ vọng nhất định ở những đối tượng liên quan khác trong cùng một sự việc. Khi mối quan tâm và mong muốn của các đối tượng nhau không mầu thuẫn hoặc xung đột, cơ hội để nảy sinh vấn đề đạo đứclà hầu như không có. Ngược lại, nếu mối quan tâm và mong muốn ở nhau không thể hài hoà, vấn đề đạo đức sẽ nảy sinh. Cần lưu ý, các đôi tượng cũng có thế tự – mâu thuẫn nểu các mối quan tậm vằ mong muốn là khỏng thống nhất hay không thể dung hoà được với nhaụ.

        Thứ ba là xác định bản chất vấn dề đạo đức. Việc xác định bản chất vấn đề đạo đức có thể thực hiện thông qua việc chỉ ra bản chất mâu thuẫn. Do mâu thuẫn có thế thể hiện trên nhiều phương diện khác nhau như quan điểm, triết lý, mục tiêu, lợi ích, việc chỉ ra bản chất mâu thuẫn chỉ có thể thực hiện được sau khi xác minh mối quan hệ giữa những biểu hiện này. 



Từ khóa tìm kiếm nhiều: đạo đức kinh doanh, văn hóa kinh doanh