Cạnh tranh được coi là nhân tố thị trường tích cực?

        Nói chung, ngành càng phát triển, mọi doanh nghiệp, tổ chức, công ty; trong ngành đều có lợi. Vị thế của ngành càng tốt, tầm quan trọng của ngành càng lớn, các công ty trong ngành càng có nhiều thuận lợi trong việc triển khai các hoạt động kinh doanh do họ có “sức mạnh thị trường” (bargaining povver). Sự phát triển của ngành là nhờ sự đóng góp của các thành viên và sự liênkết chặt chẽ giữa họ. Một nhân tố quan trọng tạo nên sự liên kết này là sức hấp dẫn của lợi nhuận cao, thông tin thị trường tốt hơn, cơ hội “liên minh phi chính thức”. Tuy nhiên, sự liên kết và tập trung hoá sẽ làm tăng mật độ, tăng cơ hội tiếp cận cho khách hàng, cạnh tranh tăng lên, nguy cơ và rủi ro về lợi nhuận và thị trường tăng lên.


nhân tố thị trường


      Cạnh tranh được coi là nhân tố thị trường tích cực. Cạnh tranh thúc đẩy các doanh nghiệp phải cố vượt lên trên đối thủ và lên chính bản thân mình. Cạnh tranh là thi đua, ganh đua.(Competitiontrong tiếng Anh đều có nghĩa là cạnh tranh, thi đua, ganh đua, thi đấu.) Đối với nhiều doanh nghiệp, cồng ty, kết quả của cạnh tranh thành công được thể hiện bằng lợi nhuận, thị phần. Lợi nhuận cao, thị phần lớn là mong muốn của họ. Tuy nhiên, lợi nhuận và thị phần có thể đạt được bằng nhiều cách trong đó có cả các biện pháp cạnh tranh không lành mạnh, không được các công ty trong ngành và xã hội chấp nhận.

       Khi đó, kết quả đạt được về lợi nhuận và thị phần không còn mang ý nghĩa tích cực của cạnh tranh mà chỉ thể hiện những tính toán ích kỷ, thiển cận trong các quyết định kinh doanh của doanh nghiệp. Thành công của doanh nghiệp không phải chỉ thể hiện bằng lợi nhuận và thị phần ngắn hạn, mà còn ở hình ảnh doanh nghiệp tạo nên trong mắt của những người hữu quan và xã hội. Biện pháp cạnh tranh chính là “hành vi” của doanh nghiệp trong việc hình thành hình ảnh và “nhân cách” cho mình. Do tính tích cực của cạnh tranh thể hiện qua sự trung thực trong cạnh tranh được pháp luật bảo vê, các biện pháp cạnh tranh không lành mạnh luôn có nguy cơ phải đương đầu với sự phán xét của hệ thống giá trị xã hội và pháp lý.

       Như vậy, giữa các đối thủ cạnh tranh luôn tồn tại những mâu thuẫn. Mâu thuẫn giữa họ và mâu thuẫn nội tại trong chính bản thân họ (tự mâu thuẫn) giữa lợi ích của việc liên kết và cạnh tranh, giữa lợi nhuận, thị phần và sự phát triển lâu dài.