Dấu ấn về hình ảnh nhãn hiệu hàng hóa

       Sau thế chiến thứ 2, nền kinh tế Nhật Bản bị suy sụp, đất nước bị tàn phá và rơi vào tình trạng rất khó khăn của một nước bại trận. Để phục hồi nền kinh tế, một trong nhũng chính sách của Nhật Bản để nhanh chóng phục hồi nền công nghiệp là tăng cường phát triển công nghệ ứng dụng, hạn chế phát triển nghiên cứu cơ bản. Kết quả là hàng hoá của Nhật Bản dược sản xuất tương đương với hàng hoạ của các nước khác nhưng giá thành rất thấp.

       Để tăng nguồn ngân sách và phát triển ngoại thương, hàng hóa của Nhật được xuất khẩu sang Mỹ. Chiến lược của các cồng ty Nhật khi đó là “tiếp cận vào phía đầu dưới của “tuyến” sản phẩm”. Hàng hoá được chào bán vớigiá rẻ nhằm vào thị trường đại trà, bình dân. Sau gần nửa thế kỷ và khi đã trở thành nền kinh tế mạnh thứ hai trên thế giới, hàng hoá của Nhật Bản vẫn chi được coi là “hàng hoá bình dân chất lượng cao” trong con mắt người tiêu dùng Mỹ,

cồng ty Nhật


      Trung Quốc la một quốc gia nổi tiếng về lịch sử và truyền thống sản xuất hàng tình xảo rất lâu đời. Danh tiếng này được khẳng định trong lĩnh vực sản xuất công nghệ phẩm. Vào những năm 70 của thế kỷ trước, hàng hoá của Trung Quốc trên thị trường Việt Nam và quốc tế được đánh giá rất cao về chất lượng, hình thức, mẫu mã. Đôi khi người tiêu dùng Việt Nam còn đánh giá hàng công nghệ phẩm sản xuất tại Trung Quốc cao hơn so với sản phẩm cùng loại của nhiều nước châu Âu.

      Tuy nhiên, chỉ trong vòng 10 năm cuối thế kỷ XX, hàng Trung Quốc đã nhanh chóng đánh mất uy tín thương hiệu truyền thống của mình. Ngày nay “hàng Trung Quốc” đối với nhiều ngươi đồng nghĩa với loại “hàng hoá thứ cấp”.


Từ khóa tìm kiếm nhiều: đạo đức kinh doanh, văn hóa công ty