Trách nhiệm của các doanh nghiệp đối với khách hàng

    Không có tổ chức, công ty nào có thể tồn tại được nếu thiếu đối tượng phục vụ, khách hàng. Khách hàng chính là người thể hiện nhu cầu, sử dụng hàng hoá, dịch vụ, đánh giá chất lượng, tái tạo và phát triển nguồn tài chính cho tổ chức, công ty. Họ có thể lầ những cá nhân, tổ chức tiêu dùng các hàng hoá, dịch vụ thông tin thị trường, họ cũng có thể là những khách hàng đặc biệt đối với những hàng hoá đặc biệt (hàng hoá công cộng, đường sá, công trình văn hoá, giáo dục, y tế, an ninh, quốc phòng, viễn thông…) như xã hội, chính phủ, tổ chức, công ty khác.

    Việc tiêu dùng sản phẩm và dịch vụ của một tổ chức hay công ty là nhằm thoả mãn nhu cầu tâm sinh lý của họ, nhằm cải thiện cuộc sống cá nhân vì xã hội của họ.

    Mọi vấn đề dạo đức điển hình liên quan đến người tiêu dùng là an toàn sản phẩm. An toàn sản phẩm liên quan đến vệ sinh thực phẩm. Thực phẩm được làm ra là để tái tạo, duy trì và làm tăng thêm sức khoẻ cho con người. Các nhà sản xuất thu được lợi nhuận từ việc cung cấp thực phẩm cho người tiêu dùng là do đã thoả mãn nhu cầu thưởng thức của họ. Theo quan niệm trong quản lý hiện đại, “lợi nhuận chính là phần thưởng người tiêu dùng trao cho công ty để trả ơn vì thành tích phục vụ xuất sắc”.

Trách nhiệm của các doanh nghiệp


    Người tiêu dùng sẽ không thể cảm ơn những người sản xuất đã cung cấp thứ thực phẩm gây hại cho sức khoẻ, thậm chí có thể giết chết họ. Lợi nhuận thu được là vô đạo đức, thậm chí phi pháp, và mang tính chất lừa gạt. An toàn sản phẩm còn liên quan đến những rủi ro tiềm ẩn do những khiếm khuyết của sản phẩm. Khiếm khuyết có thể lạ do thiết kế sai, công nghệ sản xuất không hoàn thiện, người lao động cẩu thả, người quản lý vô trách nhiệm, thậm chí chỉ vì tiết kiệm nguyên liệu hay chi phí sản xuất. Những sản phẩm khiếm khuyết tiềm ẩn những tai nạn, rủi ro bất ngờ không thể đề phòng và chống đỡ đối với người sử dụng. Tính chất vô đạo đức thể hiẹn ở việc người sản xuất đã khêng có những hành động cần thiết ngay cả khi có khả năng và năng lực chuyên môn để ngăn chặn hoặc giúp người tiêu dùng đề phòng, hạn chế, loại trừ tai nạn, rủi ro. Họ thu lợi nhuận trong khi gây ra tai nạn hay thiệt hại cho người tiêu dùng. Việc kinh doanh những sản phẩm như vậy không chì gảy ra những thiệt hại về doanh số trước mắt mà còn gây khó khăn về lâu dài, do làm mất đi sự tin cậy và lòng trung thành của khách hàng đối với sản phẩm yà công ty, tạo nên ấn tượng và hình ảnh bất lợi cho công ty.

    Trách nhiệm của các doanh nghiệp đối với khách hàng của mình là phát hiện nhu cầu, làm ra những sản phẩm, dịch vụ có thể thoả mãn nhu cầu của họ. Viẹc cung cấp hàng hoá, dịch vụ không phải chỉ để thoả mãn nhu cầu tiêu dùng tức thởi, mà còn cần tính đến ước muốn lâu dài của khách hàng. Vấn đề đạo đức cũng có thể nảy sinh từ việc không cân đối giữa nhu cầu trước mắt và nhu cầu ỉâu dài. Người tiêu dùng mong muốn có nguồn năng lượng rẻ và dổi dào cho việc thắp sáng, vận hành phương tiện giao thông và sản xuất. Nhưng họ khỏng muốn các nhà máy điện thải ra các chất gây ổ nhiễm phá huỷ cảnh quan, môi trường sinh thái quanh nơi họ sống hoặc gây ra bệnh tật đối với họ và dân chúng quanh vùng.

     Họ cũng muốn có nguồn thực phẩm phong phú, ngon và rẻ, nhưng không muốn nhìn thấy động vật hoang dã bị giết hại hay việc khai thác nguồn thuỷ sản dại trà, ồ ạt, bừa bẩi đến cạn kiệt như hiện nay. Họ cũng không muốn. bị mắc những chứng bệnh nan y trong tương lai chỉ vì ham muốn tiêu dùng nguồn thực phẩm dồi dào và rẻ do những thành công trong việc áp dụng công nghệ biến đổi “gien”. Nhiều tổ chức của quần chúng, phi chính phủ và của chính phủ đã được thành lập để đấu tranh với nhồng hành vi tiêu dùng và sản xuất phi đạo đức, vì lợi ích trước mắt và có thể gây thiệt hại cho lợi ích xã hội lâu dài.




Đọc thêm tại: