Mâu thuẫn về quyền lực

Mâu thuẫn về quyền lực

     Trong mọi tổ chức, mối quan hệ giữa con người với con người thưởng được thể hiện thông qua mối quan hệ quyền lực. Quyền lực được phân phối cho các vị trí khác nhau thành một hệ thống quyền hạn và là một điều kiện cần thiết để thực thì các trách nhiệm tương ứng.

      Vì vậy, mối quan hệ quyền lực được chấp nhận chính thức và tự giác bởi các thành viên của một tổ chức, cho dù về mặt xã hội, họ đều bình đẳng như nhau. Quyền lực được thể hiện thông qua hình thức thểng tin, ví dụ như mệnh lệnh, văn bản hướng dẫn, quy chế về báo cáo, phối hợp và liên hệ ngang đối với các đối tượng hữu quan bên trong, hay các hình thức thông tin, quảng cáo về tổ chức, sản phẩm, hoạt động của đơn vị đối với các đối tượng hữu quan bên ngoài.

Mâu thuẫn


     Đối với các đối tượng hữu quan bên trong, quyền lực được thiết kế thành cơ cấu tổ chức chính thức, trong đó quyền hạn của các vị trí công tác được quy định rõ cho việc thực hiện và hoàn thành những nghĩa vụ/trách nhiệm nhất định. Mâu thuẫn chủ yếu nảy sinh từ tình trạng không tương ứng giữa quyền hạn và trách nhiệm, lạm dụng quyền hạn, đùn đẩy trách nhiệm, hoặc thiển cận, cục bộ trong các hoạt động phối hợp và san sẻ tránh nhiệm.

      Chủ sở hữu mặc dù có quyền lực kiểm soát lớn đối với công ty hay tổ chức nhưng thưởng lại có rất ít quyền lực tác nghiệp (ra quyết định hàng ngày). Quyền lực kiểm soát của họ cũng được sử dụng dựa trên những thông tin được cung cấp về quá trình hoạt động tác nghiệp. Vấn đề đạo đức có thể nảy sinh từ việc những người quản lý – người được chủ sở hữu uỷ thác quyền đại diện – cung cấp thông tin sai hay che giấu thông tin vì mục đích riêng.

      Đối với những đối tượng hữu quan bên ngoài, các vấn đề đạo đức liên quan đến thông tin thưởng thể hiện ở những thông điệp quảng cáo và những thông tin về an toàn sản phẩm, ô nhiễm, và điều kiện lao động. Người quản lý, tổ chức hay một cổng ty có thể sử dụng quyền lực trong việc ra quyết định về nội dung để cung cấp những thông tin không chính xác hoặc sai lệch có chủ ý có lợi cho họ.

      Quảng cáo lừa gạt và quảng cáo không trung thực là những biểu hiện cụ thể của các vân để đạo đức trong quảng cáo. Sự lừa gạt chẳngphải lúc nào cũng dễ đàng nhận ra được mà thưởng được che giấu rất kỹ lưỡng dưới những hình thức, hình ảnh lởi vàn rất hấp dẫn. Sự lừa gạt tiềm ẩn cả trong những lởi lẽ, câu chữ mập mở, không rõ ràng dễ dẫn dến hiểu sai, ngay cả khi điểu đó không phải là chủ ý của người cung cấp thông tin. Trong những trường hợp như vậy, tính chất lừa gạt nằm ở chỗ đã “tạo ra niềm tin sai lầm dẫn đến sự lựa chọn hành vị không hợp lý và gây ra sự thất vọng ở người tiêu dùng”.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: đạo đức kinh doanh, văn hóa doanh nghiệp