Nghiên cứu đạo đức kinh doanh và văn hoá công ty có ý nghĩa gì?

      Đạo đức kinh doanh góp phần phát triển mối quan hệ con người trong kinh doanh.

    Đạo đức kinh doanh trở nên có ý nghĩa trong quản lý và đối với kinh doanh. Đạo đức kinh doanh không phải chỉ là sự mở rộng của đạo đức cá nhân. Nhiều người cho rằng chỉ cần tuyển dụng được những người có tư cách đạo đức tốt thì sẽ có một tổ chức lành manh và có hiệu quả.

      Đạo đức cá nhân và nhân cách con người chỉ là một nhân tố quan trọng tham gia vào quá trình ra quyết định về đạo đức. Những quy tắc đạo đức cá nhãn được hình thành từ kinh nghiệm sống riêng mỗi người tích luỹ được khi phải đối đầu vệi những vấn đề của cuộc sống. Những vấn đề phải đương đầu trong kinh doanh không hoàn toàn giống như những vấn đề đạo đức trong đời sống xã hội. Vận dụng những nguyên tắc và quan điểm đạo đức cá nhân trong lĩnh vực kinh doanh có thể làm nảy sinh những vấn đề mới trong đó có cả những vấn đề mâu thuẫn về đạo đức cá nhân mà đạo đức kinh doanh cần phải giải quyết.

Đạo đức kinh doanh


      Một người quản lý có quan điểm đạo đức đúng đắn, có tư cách đạo đức cá nhân tốt chưa phải là đủ để tạo ra được một tổ chức có đạo đức kinh doanh đúng đắn và mang lại những kết quả hoạt động kinh doanh xuất sắc. Phẩm chất đạo đức tốt ở người quản lý có thể giúp giải quyết một số vấn đề đạo đức kinh doanh nảy sinh trong một tổ chức. Nhưng để tạo ra một tổ chức có đạo đức kinh doanh tốt – phong cách đạo đức tổ chức – còn cần nhiều hơn nữa, trong đó điều quan trọng là nhận thức được bản chất của mối quan hệ trong kinh doanh, những vấn đề và mâu thuẫn tiềm ẩn, và tìm ra được biện pháp quản lý khắc phục những trở ngại về sự khác biệt có thể dẫn tới bất đồng, tạo dựng một bầu không khí thuận lợi cho mọi người hoà đồng, phát huy nhân cách và đóng góp cho sư phát triển của tổ chức.

     Về bản chất, trong các tổ chức luôn chứa đựng những yếu tố cơ bản của một nền văn hoá riêng. Do tổ chức là tập hợp của những cá nhân khác nhau có những quan niệm riêng về giá trị, sự “cọ sát” về quan điểm và tính cách là điều không thể tránh khỏi. Mâu thuẫn là hệ quả tất yếu. Tính cách của các cá nhân càng “mạnh”, càng khác nhau, mâu thuẫn càng sâu sắc. Khi mâu thuẫn tâng, sự liên kết giữa các cá nhân sẽ giảm. Tìm ra được một hướng chung, người quản lý có thể không chỉ khắc phục được “sự đối đầu” không đáng có giữa các cá nhân mà còn có khả năng tạo ra sức mạnh tổng họp hay hợp lực (synergy) của sự thống nhất.






Từ khóa tìm kiếm nhiều: đạo đức kinh doanh, văn hóa kinh doanh