Thiết lập hệ thống giám sát, thanh tra, và trình báo về hành vi sai trái; (ví dụ các đường dây “nóng”, các trang “web”… nối với các bộ phận, cá nhân chịu trách nhiệm về đạo đức);
Nhất quán thực hành các tiêu chuẩn và thi hành các biện pháp trừng phạt đối với hành vi vi phạm trong tổ chức;
Tiến hành các bước thích hợp đối với các trường hợp vi phạm cũng như thưởng xuyên hoàn thiện các chương trình thoả ước về đạo đức.
Bản Hướng dẫn Lập pháp liên bang đối với công ty được quốc hội Mỹ thông qua tháng mưởi một năm 1991 đã đặt nền móng cho việc xây dựng các chương trình thoả ước về đạo đức công ty trong suốt những năm 1990. Bản hướng dẫn là một bước ngoặt quan trọng; lần đầu tiên nó đã đưa ra những hình thức khuyến khích pháp lý đối với những công ty tiến hành những biện pháp ngăn chặn hành vi sai trái, như xây dựng các chương trình thoả ước về đạo đức nội bộ có hiệu lực. Bản hướng dẫn cũng đưa ra những điều khoản áp dụng hình phạt nhất định đối với những công ty, tổ chức tìm cách tránh né trách nhiệm đối với các hành vi sai trái và thiết lập những tiêu chuẩn đạo đức và pháp lý chặt chẽ. Bản hướng dẫn kêu gọi các công ty hợp tác với chính phủ để tiến hành các hoạt động nhằm ngăn chặn và phát hiện các hành vi sai trái.
Chính phủ Mỹ đã thành lập một tiểu ban lập pháp liên bang để thể chế hoá các chương trình thoả ước đạo đức và giúp ngăn chặn các hành vi sai trái. Theo quy chế mới, các tổ chức sẽ phải chịu trách nhiệm về mọi hành vi sai trái do nhân viên gây ra. Nếu một công ty không có các chương trình thoả ước vé dạo đức có hiệu lực thực sự và có nhân viên vi phạm pháp luật, công ty có thể phẫí chịu những hình phạt khắc nghiệt. Quan điểm chủ đạo của bản hướng dẩn là khuyến khích các công ty tìm cách ngăn chặn các hành vi sai lầm, để qua
Hiện nay việc nghiên cứu và thực hành đạo đức trong kinh doanh có xu thế không còn dựa vào những quy định pháp lý về đạo đức để xây dựng các chương trình hành động, mà hướng tới xây dựng bản sắc văn hoá và sự đồng thuận trong tổ chức. Nhiều tổ chức đều nhận ra rằng các chương trình đạo đức kinh doanh thực thụ có thể góp phần quan trọng vào sự thành công của công việc kinh doanh. Các chương trình hành động vì đạo đức kinh doanh trong tổ chức thưởng nhấn mạnh vào việc làm rõ và đạt được sự đổng thuận về những giá trị đặc trưng có thể tạo nên bản sắc riêng của tổ chức; mỗi cá nhân và toàn bộ tổ chức cần tên trọng và cam kết hành động vì các giá trị này. Sai lầm trong những hành động về mặt đạo đức có thể làm mất uy tín của một tổ chức hay làm xấu đi hình ảnh vé sản phẩm của một công ty.
Đọc thêm tại : http://giaoducvanhoadoanhnghiep.blogspot.com/2015/06/kinh-doanh-can-en-dao-uc.html