Văn hoá công ty là phương pháp và công cụ quản lý

       Đường lối phát triển kinh tế thị trường theo định hướng XHCN ở nước ta đãdẫn đến yêu cầu phải cải cách khu vực kinh tế nhànước, tiến hành cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước và đẩy mạnh sự tham gia của các thành phần kinh tế trong việc đóng góp vào sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.


     Đường lối mở cửa nền kinh tế và phát triển ra thị trường thế giới đòi hỏi phải phát triển các hình thức hợp tác kinh doanh mới trong đó có sự tham gia của nhiều đối tác khác nhau trong và ngoài- nước. Những thay đổi trên đã dẫn tới một vấn đề căn bản cần phải giải quyết, đó là trong các hình thức doanh nghiệp sau cải cách như liên doanh, công ty cổ phần, hợp doanh, công ty trách nhiệm hữu hạn… có sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế khác nhau về vốn, điều hành và tác nghiệp. Có nghĩa là về cơ chế và mô hình quản lý kinh doanh đã có sự thay đổi về  bản chất trong đó có sự tham gia của nhiều thành phần kinh tể kliác nhau vào việc sở hữu, quản lý và ra quyết định.

Văn hoá công ty


      Điều đó cũng có nghĩa là cơ chế quản lý kinh tế trước đây vận dụng cho các doanh nghiệp thuộc “Một chủ sở hữu – trực tiếp hoặc gián tiếp quản lý và kiểm soát” không còn phù hợp mà cần phải có một mô hình quản lý phù hợp cho doanh nghiệp “Đa chủ sở hữu tham gia và quản lý trực tiếp kiểm soát”. Trong một mô hình như vậy, sự tham gia tích cực, chủ động, tự giác và có ý thức trách nhiệm cũng như một cơ chế mới cho việc phối hợp quản lý, điều hành và ra quyết định rất cần được phát triển.

      Sự “yếu thế” trong cạnh tranh trên thị trường quốc tế của các doanh nghiệp Việt Nam đã cho chúng ta bài học về tầm quan trọng của năng lực cạnh trạnh của doanh nghiệp. Trong những yếu tố có thể tạo lợi thế cạnh tranh cho các doanh nghiệp nói chung “thương hiệu”luôn là một nhân tố quan trọng; đối với doanh nghiệp Việt Nam nói riêng nhân tố này càng trở nên có ý nghĩa do những hạn chế trong việc phát triển năng lực công nghệ hạn chế về tài chính, nhung lại có nguồn nhân lực được đánh giá cao và đang ở giai đoạn hình thành nên rất thuận lợi cho việc định hình và phát triển hình ảnh công ty. Nhanh chóng phát triển thương hiệu, tạo lập hình ảnh tất, đúng đắn cóthể cải thiện vị thế của các doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường thế giới.

      Trong những bối cạnh như vậy, văn hoá công ty chính là công cụ thích hợp. Chính vì vậy, văn hoâ công ty được coi là một phương pháp và công cụ quân lý mới và được áp dụng rất phổ biến trong các công ty, tổ chức “đa sở hữu, tham gia điểu hành và trực tiếp kiểm soát” ở các nước trên thế giới; bởi văn hoá công ty là phương tiện hữu hiệu trong việc giải quyết mâu thuẫn.




Đọc thêm tại: