Trách nhiệm bảo vệ môi trường của các công ty

   Công ty Weyerhaeuserđã được trao Phần thưởng vì Sự nghiệp Năng lượng và Môi trường của Hiệp hội Rừng & Giấy (Mỹ) về thành tích chống ô nhiễm. Một nhà máy bột giấy của công ty ở bang Georgia đã giảm được 41% chất thải rắn, 32% chất thải lỏng, 13% chất thải khí.

    Lousiana-Pacific, nhà sản xuất tấm lát hè kẻ giả gỗ lớn nhất của Mỹ, đã phải nộp 5,5 triệu đô la tiền phạt theo Luật Không khí sạch do một nhà máy của công ty ở Colorado đã xả khí thải có nồng độ chất thải độc hại cao hơn mức cho phép. Công ty còn phải nộp thêm 31 triệu đô la tiền phạt vì tội nói dối, làm sai lệch chứng từ và chỉnh sai thiết bị đo.

     Với tư cách người chủ một tổ chức, một doanh nghiệp, chu sở hữu cũng phải gánh chịu những trách nhiệm về mặt kinh tế, pháp lý, đạo đức và nhân văn đối với xã hội.

    Người lao động là những người thực hiện các nhiệm vụ tác nghiệp của một công việc kinh doanh. Họ phải ra các quyết định liên quan đến các nhiệm vụ được giao. Vì vậy, họ là người có quyết định cuối cùng trong việc thi hành một quyết định liên quan đến đạo đức của người quản lý. Nhận thức và năng lực của người lao động, quan điểm đạo đức của họ đóng vai trò quan trọng. Một quyết định có thể không được thi hành nếu bị coi là phi đạo đức. Ngược lại, một quyết định đúng đắn có thể không được thực hiện như mong muốn do ý thức đạo đức sai lầm của người thực hiện. Sự khác biệt về nhận thức và quan điểm đạo đức giữa người quản lý và người lao động cũng có thể là nguyên nhân của những hậu quả sai lầm về đạo đức. Những vấn đề đạo đức liên quan đến người lao động bao gồm những trường hợp điển hình như cáo giác, quyền sở hữu trí tuệ và bí mật thương mại, điều kiện và môi trường lao động, lạm dụng của công.

bảo vệ môi trường


    Rất nhiều người lãnh đạo không muốn cấp dưới của mình tiết lộ những thông tin nội bộ của công ty. Những thông tin đó có thể là những chứng cứ về những hành vi hay quyết định phi – đạo đức hoặc không được xã hội mong muốn, và khi nhân viên cáo giác có thể làm tổn hại đến uy tín và quyền lực quản lý của họ và của công ty.

    Việc tiết lộ thông tin hay bí mật thương mại có thể dẫn đến hậu quả làm mất lợi thế cạnh tranh trong kinh doanh của công ty. Tuy nhiên, việc ngăn cản nhân viên sử dụng kiến thức, kinh nghiệm tích luỹ và sản phẩm do họ sáng tạo vào công việc mới có thể là vi phạm quyền tự do và quyền sở hữu trí tuệ.

Cắt giảm chi phí là một trong những mục tiêu tác nghiệp của công ty. Nó mang lại lợi ích không chỉ cho công ty, cho người lao động do tính hiệu quả cao mà còn cho người tiêu dùng nhở giá thành thấp. Tuy nhiên, chi phí giảm có thể là do cắt giảm các chi tiêu cho phương tiện bảo hệ lao động và các khoản bảo hiểm đối với người lao động. Việc trừng phạt, thậm chí sa thải người lao động từ chối những công việc nguy hiểm vì lý do bệnh lý được coi là phi đạo đức.

Ngược lại, người lao động lợi dụng lý do này để từ chối thực hiện những công việc khồng muốn làm cũng bị coi là vị phạm quy tắc đạo đức kinh doanh.