Định nghĩa văn hóa công ty

    Văn hoá công ty được định nghĩa là một hệ thống các ý nghĩa, giá trị, niềm tin chủ dạo, cách) nhận thức và phương pháp tư duy được mọi thành viên của một tổ chức cùng đồng thuận và có ảnh hưởng ở phạm vi rộng đến cách thức hành động của từng thành viên. Khi phải đối đầu với những vấn đề nan giải về đạo đức, những hệ thống, giá trị, phương pháp tư duy này có tác dụng chỉ dẫn các thành viên tổ chức cách thức ra quyết định hợp với phương châm hành động của tổ chức.

      Văn hoá kinh doanh thể hiện sự đồng thuận về quan điểm, sự thống nhất trong cách tiếp cận và trong hành vi của các thành viên một tổ chức, công ty. Nó có tác dụng giúp phân biệt giữa tổ chức này với các tổ chức khác. Chính vì vậy chúng còn được gọi là“bản sắc riêng” hay “bản sắc văn hoá” của một tổ chức mà mọi người có thể xác định được và thông qua đổ có thể nhận ra được quan điểm và triết lý đạo đức của một tổ chức, công ty. Văn hoá kinh doanh là biểu hiện củađạo đức kinh doanh của tổ chức.

      Giữa các khái niệm đạo đức kinh doanh – văn hóa công ty – trách nhiệm xã hội có mối liên hệ rất mật thiết.

      Đối với các nước Á Đông như Việt Nam, ảnh hưởng của triết lý đạo đức Trung Hoa cổ đại đến mối quan hệ xã hội và kinh doanh là rất mạnh. Đồng thời, ảnh hưởng của các tư tưởng mới của đạo đức kinh doanh cũng rất đáng coi trọng trong điểu kiện chuyển đổi cơ chế sang nền kinh tế thị trường.

văn hóa công ty


Thương hiệu

      Thương hiệu là một khái niệm rất quen thuộc và được quan tâm biết đến từ rất lâu. Khái niệm này cũng được hiểu theo nhiều cách khác nhau. Gần đây, khái niệm này càng trở nên có ý nghĩa và được đặc biệt quan tâm khi được gắn với hệ thống các khái niệm đạo đức kỉnh doanh, văn hóa công ty và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Có thể nói rằng có bao nhiêu cách định nghĩa về văn hóa công ty thì có bấy nhiêu cách định nghĩa về thương hiệu. Tuy nhiên, phần lớn các định nghĩa về thương hiệu đều mắc phải hai hạn chế căn bản: (i) chỉ mới tìm cách “định dạng” một khái niêm mơ hồ, không xác định qua việc mô tà các biểu hiện đặc trưng có thể nhận ra được (các biểu trưng trực quan), (ii) chưa nêu được bản chất và vì thế không giúp ích nhiều cho việc xây dựng và phát triển thương hiệu. Những định nghĩa nêu trong minh họa 1.3 là một vài ví dụ về cách nhận thức phổ biến đối với khái niệm này.