Chủ nghĩa đạo đức tương đối (relativism)

     Theo thuyết đạo đức tương đối, hành vi đạo đức được định nghĩa dựa trên kinh nghiệm chủ quan của một người hay nhóm người. Những người theo triết lý đạo đức tương đối thưởng lấy bản thân mình hay những người xung quanh làm căn cứ để xác định chuẩn mực hành vi đạo đức. Họ thưởng quan sát hành vi của một nhóm người nhất định và cố xác định điều gì làm cho nhóm người đó đi đến thống nhất trong một hoàn cảnh nhất định. Một sự đồng thuận trong nhóm “mẫu” được coi là dấu hiệu của sự đúng đắn hay hợp đạo đức. Tuy nhiên, những “tiêu chuẩn đạo đức” như vậy không được coi là vĩnh cửu. Trong những hoàn cảnh khác hay khi nhóm mẫu thay đổi, hành vi trước đó được coi là chấp nhận được có thể sẽ trở thành sai trái hay vô đạo đức.

     Thuyết đạo đức tương đối nhắc nhở rằng chúng ta đang sống trong một xã hội gồm những người có nhiều quan điểm khác nhau và cách thức phán xét hành vi cũng khác nhau. Những người theo thuyết đạo đức tương đối quan sát mối tương tác giữa các thành viên của một nhóm xã hội và cố xác định những giải pháp có khả nang dựa vào sự thống nhất về quan điểm trong nhóm. Ví dụ như, khi hoạch định chiến lược và kế hoạch, những người theo triết lý đạo đức tương đối thưởng cố dự đoán những mâu thuẫn có thể nảy sinh giữa những người hữu quan, như người quản lý, chủ sở hữu, người lao động, khách hàng, người cung ứng, cộng đổng xã hội, do quan điểm và triết lý đạo đức khác nhau.

đạo đức


     Như vậy, đối với những người theo thuyết đạo đức tương đối, quy tắc hành động là do xã hội quy định. Chính những mâu thuẫn trong một nhóm xã hội đã buộc các thành viên phải tương tác, thảo luận và đi đến thống nhất về cách xử lý. Đó cũng là cách mỗi thành viên của nhóm tìm cách tự điều chỉnh, tự hoàn thiện, học hỏi và tích luỹ thêm kinh nghiêm cho bản thân. Chính sự thống nhất đã đặt ra quy tắc cho hành vi của nhóm, đồng thời nó cũng trở thành quy tắc về hành vi của những người khác dù không được thể chế hoá thành những quy tắc chính thức. Một khi các quy tắc được thừa nhận rộng rãi, trở thành phổ biến và tương đối ổn định, chúng có thể trở thành những quy tắc, chuẩn mực chính thức về hành vi đạo đức xã hội.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: đạo đức kinh doanh, văn hóa công ty