Các khía cạnh của mâu thuẫn

Mâu thuẫn về triết lý

     Khi ra quyết định hành động, mỗi người đều dựa hên những triết ỉỷ đạo đức được thể hiện thành quan điểm, nguyên tắc hành động, chuẩn mực đạo đức và những động cơ nhất định. Triết lý đạo đức của mỗi người được hình thành từ kinh nghiệm sống, nhận thức và quan niệm về giá trị, niềm tin của riêng họ, thể hiện những giá trị tinh thần con người luôn tên trọng và muốn vươn tới.

      Vì vậy, chúng có ảnh hướng chi phối đến hành vi. Mặc dù rất khó xác định triết lý đạo đức của một người, vẫn có thể xác minh chúng thông qua nhận thức và ý thức tên trọng sự trung thực và công bằng của người đó; trong đó, trung thực là khái niệm phản ánh sự thành thật, thiện chí và đáng tin cậy; công bảng là khái niệm phản ánh sự binh đẳng, công minh và không thiên vị.

sự binh đẳng



     Trung thực và công bằng là những vấn đề liên quan đến quan điểm đạo đức chung của người ra quyết định. Trong thực tiễn kinh doanh, phải thừa nhận một thực tế rằng các công ty luôn hành động vìlợi ích kinh tế riêng của mình. Tuy nhiên, các mối quan hệ kinh doanh liên quan đến đạo đức cần phải được xây dựng và phát triển trên cơ sở tính trung thực, công bằng và tin cậy lẫn nhau. Thiếu đi những cơ sở quan trọng này, mối quan hệ kinh doanh sẽ rất khó thiết lập và duy trì, công việc kinh doanh càng bấp bênh, chi phí càng tăng, hiệu quả thấp, giá thành tăng lên, cạnh tranh khó khăn, điều kiện kinh doanh càng không thuận lợi, lợi ích riêng càng khó thoả mãn. Tối thiểu, các doanh nghiệp cần phải tuân thủ mọi quy định của pháp luật hiện hành. Ngoài ra, họ không được tiến hành bất kỳ hành động nào có thể gây hại cho người tiêu dùng, khách hàng, người lao động như lừa gạt, xảo ngôn, gây sứ$ ép, cũng như gây thiệt hại cho đối thủ cạnh tranh. Các hiện tượng bán phá jỳáidưới mức, giá thành Tcostdumping để loại trừ các công ty nhỏ, tiềm lực kinh tế yếu hơn nhằm giành vị thế độc quyền là những hành vi cạnh tranh không trung thực.

      Quan niệm về sự công bằng trong nhiều trường hợp bị chi phối bởi những lợi ích cụ thể. Một sốngười có thể coi việc không đạt được một kết quả mong muốnkhông công bằng, thậm chí về đạo đức.