Những năm 1960: “Các vấn đề xã hội trong kinh doanh xuất hiện’’
Trong những năm 1960, xã hội Mỹ tập trung vào những vấn đề gốc rễ hơn. Những thái độ chống đối giới kinh doanh đã tìm mọi cách chỉ trích những kẻ trục lợi giấu mặt kiểm soát các khía cạnh kinh tế và chính trị của xã hội – đó là những tổ hợp công nghiệp quân sự.
Những năm 1960 đã phải chứng kiến tinh trạng tàn phá cảnh quan ở các khu đô thị và sự gia tăng các vấn đề về sinh thái, như ô nhiễm không khí và xả chất thải độc hại và phóng xạ ra môi trường sống. Sự phát triển của “chủ nghĩa tiêu dùng” là một tất yếu do ngày càng có nhiều cá nhân, tập thể, tổ chức tìm cách bảo vệ quyền lợi bản thân với tư cách người tiêu dùng. Năm 1962, Tổng thống Mỹ đã đưa ra một “thông điệp đặc biệt về việc bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng” trong đó nêu rõ bốn quyền cơ bản của người tiêu dùng cần được bảo vệ là quyền được hưởng sự an toàn, quyền được biết, quyền được lựa chọn, và quyền được lắng nghe – trở thành phổ biến với tên gọi là “Tuyên bố về Quyền của người tiêu dùng” (Consumers’ Bill of Rights).
Phong trào người tiêu dùng mới được coi là bắt đầu nổi lên từ năm 1965 với việc ra đởi của cuốn Không an toàn ở mọi tốc độ (Unsale at Any Speed) của Ralph Nader phê phán ngành chế tạo xe hơi nói chung và công ty GM nói riêng đã đặt lợi nhuận của công ty và hình thức bề ngoài của sản phẩm lên trên sinh mạng và sự an toàn của người sử dụng. Kiểu xe Convaircủa GM là đối tượng bị chỉ trích trong tác phẩm của Nader. Tổ chức bảo vệ người tiêu dùng do ông lập ra đã thắng lợi khi khiếu nại đòi các nhà sản xuất xe hơi phải lắp thêm thắt lưng bảo hiểm, bảng điều khiển mềm, chốt cửa chắc chắn, gối đỡ đầu, kính chống bụi không văng mảnh, trục tay lái gấp được. Những nhà hoạt động vì người tiêu dùng cũng đã thúc đẩy việc thông qua một loạt điều luật bảo vệ người tiêu dùng như Đạo luật về thực phẩm tươi sống an toàn (1967), Đạo luật về kiểm soát phóng xạ an toàn và vệ sinh (1968), Đạo luật về nước sạch (1972) và Đạo luật về chất thải rắn độc hại (1976).
Đầu những năm 1970 chính phủ Mỹ với chủ trương Đại xã hội (Great Society) song song với việc bành trướng chủ nghĩa tư bản quốc gia cũng đã nhấn mạnh với cộng đồng kinh doanh về trách nhiệm của chính phủ trong việc đảm bảo cho dân chúng một mức độ ổn định nhất định về kinh tế. Những hoạt động có thể dẫn đến tình trạng mất ổn định bắt đầu được coi là vô đạo đức và phạm pháp.
Đọc thêm tại : http://giaoducvanhoadoanhnghiep.blogspot.com/2015/06/su-phai-trien-cua-ao-uc-kinh-doanh-o.html