Đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội

    Những khó khăn và thất bại của các công ty phương.Tây nửa cuối những thế kỷ XX, đối lập với sự phát triển và những thành công của các công ty điển hình phương Đông của Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan… đã cho thấy những phương pháp và phong cách quản lý cá nhân, tập quyền, trong cơ chế “Một chủ sở hữu – quản lý – kiểm soát” thịnh hành trong các triết lý quản lý phương Tây không còn phù hợp để điều hành các tổ chức có tính xã hội hoá cao ngày nay.

     Mặt khác, việc áp dụng đồng thời hai hệ thống quy tắc hành động cho hai hệ thống xã hội khác nhau – gia đình và xã hội và công việc – có thể đẩy con người đến việc phải đối đầu với những lựa chọn khó khăn, có thể làm phá vỡ cuộc sống gia đình hoặc cuộc sống sự nghiệp. Con người luôn phải tìm cách hài hoà chúng. Đó cũng là xu thế ở nhiều tổ chức, công ty đang tìm cách hoà cuộc sống gia đình, xã hội vào cuộc sống lao động. Văn hoá doanh nghiệp (với các tên gọi khác là văn hoá tổ chức hay văn hoá kinh doanh) không chỉ là một cách tiếp cận mới trong việc “lồng ghép” hai hệ thống quy tắc hành động, hai cuộc sống của con người; mà còn là một công cụ hữu hiệu để quản lý một cơ cấu “Đa chủ sở hữu – quản lý – kiểm soát” tồn tại ở hầu hết các tổ chức, cồng ty ngày nay.

Đạo đức kinh doanh


Đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội

    Đạo đức kinh doanh gồm những nguyên tắc và chuẩn mực cổ tác dụng hướng dẫn hành vi trong mối quan hệ kinh doanh; chúng được những người hữu quan, (như người đầu tư, khách hàng, người quản lý, người lao động, đại diện cơ quan pháp lý, cộng đồng dân cư, đối tác, đối thủ…) sử dụng để phán xét một hành động cụ thể là đúng hay sai, hợp đạo đức hay phi đạo đức.Cho dù các đối tượng hữu quan không phải lúc nào cũng đúng, những phán xét của họ luôn tác động đến sự chấp thuận của xã hội đối vói doanh nghiệp và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: dao duc kinh doanh, van hoa cong ty