Hầu như, mỗi con người công nghiệp đều phải sống hai cuộc sống, “cuộc sống gia đình và xã hội” và “cuộc sống nghề nghiệp” hay cuộc sống lao động; trong đó, cuộc sống nghề nghiệp có ảnh hưởng ngày càng lớn đến cuộc sống gia đình và xã hội. Trong cuộc sống gia đình và xã hội, hành vi con người bị chi phối bởi những quy tắc đạo đức xã hội phổ biến, truyền thống.
Trong khi đó, cuộc sống nghề nghiệp có những quy luật riêng, đạc trưng riêng; trong đó, con người có những mối quan hệ rộng hơn, phức tạp hơn và khác hẳn so với mối quan hệ xã hội thuần tuý. Các quy tắc đạo đức xã hội phổ biến trở nên không còn đủ hiệu lực đối với cuộc sống nghẻ nghiệp; nó cần thêm những quy tắc ứng xử mới phù hợp để hướng dẫn hành vi con người trong mối quan hệ mới. Đạo đức kinh doanh chỉ bắt đầu được nghiên cứu nghiêm túc và được phát triển thành một môn khoa học, cả về lý luận và thực hành, vào nửa sau của thế kỷ XX ở các nước công nghiệp phát triển phương Tây, khi các nhà quản lý phải đối đầu các vấn đề nảy jinh từ viộc quản lý các công ty khổng lổ hoạt động trên phạm vi toàn cầu và khi họ chứng kiến sự lớn mạnh của các công ty thuộc nền kinh tế Á Đông truyền thống.
Để thực hành đạo đức, cần có những quy tắc và chuẩn mực hành vi phù hợp làm cơ sở cho việc ra quyết định trong các mối quan hệ xã hội và trong kinh doanh. Trong thực tế kinh doanh, khi vận dụng những quy tắc và chuẩn mực đạo đức đã làm nảy sinh một loạt vấn đề. Thứ nhất,để có thể tổn tại được, các hoạt động kinh doanh phải dựa vào việc sử dụng các yếu tố vật chất và tài chính, phải tạo ra được giá trị vật chất vầ tài chính để bù đắp nguốn lực đã sửdụng và tạo thêm giá trị mới (lợi nhuận). Nói cách khác, lợi nhuận là một trong những yếu tố cần thiết cho sự tồn tại của một doanh nghiệp và là cơ sò đánh giá khả năng duy trì hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, nếu người quản lý doanh nghiệp hiểu sai bản chất của lợi nhuận và coi đó là mục tiêu chính cùa các hoạt động kinh doanh thì sự tồn tại của doanh nghiệp có thể bị đe doa. Thứ hai, với tư cách là một nhân tố không thể tách rời của hộ thống kinh tế – xã hội, doanh nghiệp luôn phải tìm cách hài hoà về lợi ích của các đối tượng hữu quan với đòi hỏi và mong muốn của xã hội. Khó khăn trong các quyết định quàn lý không chỉ ờ việc xác định các giá trị, lợi ích cần được tôn trọng, mà còn ờ việc cân đối, hài hoà và chấp nhận hy sinh một phần lợi ích riêng, lợi nhuận. Như vậy, khi vận dụng đạo đức vào các hoạt động kinh doanh, cần có nhũng quy tấc riêng, phương pháp riêng – đạo đức kinh doanh – và với những trách nhiệm ở phạm vi và mức độ lớn hơn – trách nhiệm xã hội.