Đạo đức là một phạm trù xã hội về mối quan hệ con người

       Đạo đức là một phạm trù xã hội về mối quan hệ con người. Đạo đức đề cập đến bản chất và nền tảng của mối quan hệ con người và được thể hiện thông qua cách quan niệm về cái đúng, cái sai, sự công bằng, về chuẩn mực và quy tắc ứng xử trong mối quan hệ giữa người với người và người với thế giới tự nhiên. Đạo đức chứa đựng những giá trị nhận thức của con người về giới tự nhiên và xã hội, được thể hiện qua hành vi và được xã hội nhận thức và phán xét. Quan niệm này không chỉ thể hiện ở các cá nhân với tư cách là các “nhân cách độc lập” mà còn thể hiện thông qua mối liên hệ liên – nhân cách tập thể thành “nhân cách tổ chức”. Chính vì vậy, nó ngày càng được các tổ chức, doanh nghiệp quan tâm và chú trọng phát triển.

       Hệ thống các khái niệm về đạo đức kinh doanh, gồm đạo đức kinh doanh, văn hóa công ty, trách nhiệm xã hội và thương hiệu, xuất hiện ngày càng nhiều trong các triết lý, chiến lược hành động và các hoạt động tác nghiệp hàng ngày. Tuy xuất hiện ở các nước kinh tế phát triển, điển hình là ở Mỹ, vào những thập kỷ cuối của thế kỷ XX, các khái niệm này vẫn thể hiện những ảnh hưởng của triết lý đạo đức phương Đông. Đây là một lợi thế cho các doanh nghiệp nước ta.

Đạo đức


       Vấn đề đạo đức là những hoàn cảnh, tình huống, hiện tượng trong đó một cá nhân hay tổ chức phải cân nhắc để lựa chọn giữa các cách hành động khác nhau trên cơ sỏ đúng sai, đạo đức hay vô đạo đức. Bản chất vấn đề đạo đức là do mâu thuẫn giữa các cá nhân, tập thể.

      Trong thực tế, những mâu thuẫn đạo đức trong kinh doanh thường xuất hiện chủ yếu giữa những đối tượng hữu quan chủ yếu như công ty, khách hàng, người quản lý, chủ sở hữu, người lao động, đối tác (cung ứng, đối thủ), cộng đồng và xã hội, do những biện pháp kinh doanh được áp dụng có thể gây ra những ảnh hưởng về vật chất và tinh thần không dung hoà được đối với họ.



Đọc thêm tại: