Sơ đồ tổ chức để xác định phân công lao động

       Mô hình trên có thể được giải thích như sau. Trước hết hãy “giải phẫu” nửa bên trái, phần con người của mô hình. Phần thể chất của con người được hình thành trên cơ sở hê thống “xương cốt”. Đó chính là chỗ dựa cho hệ thống “cơ bắp”, hệ có thể tạo nên sự vận động và sức mạnh thể lực của con người. Sự vận động và sức mạnh của hệ cơ bắp được tạo ra nhờ nguồn máu từ hệ“ tuần hoàn” nuôi dưỡng.

      Nguồn máu được liên tục bổ sung từ hệ thống “tiêu hóa”. Bốn hệ thống cơ bản này được điều khiển bởi hệ “thần kinh” để đảm bảo sự thống nhất và hài hòa đến mức gần như tuyệt đối. Tuy nhiên, sự hoàn thiên về mặt thể chất chỉ mới đảm bảo sự “tồn tại” về sức mạnh thể chất của một người, chưa giúp cho người đó được “tên trọng”. Khi đó, sự hiện diện của họ chỉ lạo dấu ấn về hỉnh thức và đôi khi mờ nhạt đến mức những người khác không nhận ra bởi không tạo dấu ấn về tính cách (tính tình). Tính cách hay cá tính được nhận ra thông qua những “hành vi”. Có thể phân loại hành vi thành hai nhóm theo tính chất của chúng: (i) các hành vi “chức năng” để thỏa mãn những nhu cầu nội sinh hay bản năng, và (ii) các hành vi “xã giao” để thỏa mãn những nhu cầu giao tiếp xã hội hay nhu cầu ngoại sinh. Việc lựa chọn cách hành xử trong mối quan hệ với người khác được quyết định bởi nhân thức về những chuẩn mực hành vi xã hội phổ biến trong các trường hợp tương tự – những chuẩn mực “đạo đức xã hội”. Chính điều đó giúp những người khác đánh giá về “tính cách” riêng của mỗi người. Khi đó, sự hiện diện của một người luôn gợi đến những nét riêng về cá tính để nhận rơ và ghì nhớ. Nếu những nét “tính cách” của một người được nhiều người đánh giá là đúng đắn, là đáng trân trọng và đáng noi theo, là thích hợp để trở thành mẫu mực. Khi đó, tính cách của một người đã trở thành “nhân cách”, sự hiện diện của người đó không còn cần thiết, nhưng những người khác vẫn nhớ đến họ khi có bất kì dấu hiệu nào gợi nhớ đến nhân cách của họ. Bác Hồ là một nhân cách lớn như vậy.

phân công lao động


     Có thể “giải phẫu” nửa bên phải của mô hình, nửa tổ chức, theo cách tương tự. “Sơ đồ tổ chức” luôn được coi là cơ sở cho việc xác định phân công lao động, bố trí “nhân lực”, phối hợp hành động. Thiếu một sơ đồ tổ chức rõ ràng, phù hợp, tổ chức sẽ trở thành một câu lạc bộ mà ở đó những nhân tài sẽ không biết phải làm gì ngoài việc tự mình làm những điều mình muốn và cho rằng đúng, và cố để không làm phiền người khác. 


Từ khóa tìm kiếm nhiều: đạo đức kinh doanh, văn hóa kinh doanh