Chủ nghĩa đạo đức tương đối (relativism)

     Theo thuyết đạo đức tương đối, hành vi đạo đức được định nghĩa dựa trên kinh nghiệm chủ quan của một người hay nhóm người. Những người theo triết lý đạo đức tương đối thưởng lấy bản thân mình hay những người xung quanh làm căn cứ để xác định chuẩn mực hành vi đạo đức. Họ thưởng quan sát hành vi của một nhóm người nhất định và cố xác định điều gì làm cho nhóm người đó đi đến thống nhất trong một hoàn cảnh nhất định. Một sự đồng thuận trong nhóm “mẫu” được coi là dấu hiệu của sự đúng đắn hay hợp đạo đức. Tuy nhiên, những “tiêu chuẩn đạo đức” như vậy không được coi là vĩnh cửu. Trong những hoàn cảnh khác hay khi nhóm mẫu thay đổi, hành vi trước đó được coi là chấp nhận được có thể sẽ trở thành sai trái hay vô đạo đức.

     Thuyết đạo đức tương đối nhắc nhở rằng chúng ta đang sống trong một xã hội gồm những người có nhiều quan điểm khác nhau và cách thức phán xét hành vi cũng khác nhau. Những người theo thuyết đạo đức tương đối quan sát mối tương tác giữa các thành viên của một nhóm xã hội và cố xác định những giải pháp có khả nang dựa vào sự thống nhất về quan điểm trong nhóm. Ví dụ như, khi hoạch định chiến lược và kế hoạch, những người theo triết lý đạo đức tương đối thưởng cố dự đoán những mâu thuẫn có thể nảy sinh giữa những người hữu quan, như người quản lý, chủ sở hữu, người lao động, khách hàng, người cung ứng, cộng đổng xã hội, do quan điểm và triết lý đạo đức khác nhau.

đạo đức


     Như vậy, đối với những người theo thuyết đạo đức tương đối, quy tắc hành động là do xã hội quy định. Chính những mâu thuẫn trong một nhóm xã hội đã buộc các thành viên phải tương tác, thảo luận và đi đến thống nhất về cách xử lý. Đó cũng là cách mỗi thành viên của nhóm tìm cách tự điều chỉnh, tự hoàn thiện, học hỏi và tích luỹ thêm kinh nghiêm cho bản thân. Chính sự thống nhất đã đặt ra quy tắc cho hành vi của nhóm, đồng thời nó cũng trở thành quy tắc về hành vi của những người khác dù không được thể chế hoá thành những quy tắc chính thức. Một khi các quy tắc được thừa nhận rộng rãi, trở thành phổ biến và tương đối ổn định, chúng có thể trở thành những quy tắc, chuẩn mực chính thức về hành vi đạo đức xã hội.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: đạo đức kinh doanh, văn hóa công ty

Đạo đức là một phạm trù xã hội về mối quan hệ con người

       Đạo đức là một phạm trù xã hội về mối quan hệ con người. Đạo đức đề cập đến bản chất và nền tảng của mối quan hệ con người và được thể hiện thông qua cách quan niệm về cái đúng, cái sai, sự công bằng, về chuẩn mực và quy tắc ứng xử trong mối quan hệ giữa người với người và người với thế giới tự nhiên. Đạo đức chứa đựng những giá trị nhận thức của con người về giới tự nhiên và xã hội, được thể hiện qua hành vi và được xã hội nhận thức và phán xét. Quan niệm này không chỉ thể hiện ở các cá nhân với tư cách là các “nhân cách độc lập” mà còn thể hiện thông qua mối liên hệ liên – nhân cách tập thể thành “nhân cách tổ chức”. Chính vì vậy, nó ngày càng được các tổ chức, doanh nghiệp quan tâm và chú trọng phát triển.

       Hệ thống các khái niệm về đạo đức kinh doanh, gồm đạo đức kinh doanh, văn hóa công ty, trách nhiệm xã hội và thương hiệu, xuất hiện ngày càng nhiều trong các triết lý, chiến lược hành động và các hoạt động tác nghiệp hàng ngày. Tuy xuất hiện ở các nước kinh tế phát triển, điển hình là ở Mỹ, vào những thập kỷ cuối của thế kỷ XX, các khái niệm này vẫn thể hiện những ảnh hưởng của triết lý đạo đức phương Đông. Đây là một lợi thế cho các doanh nghiệp nước ta.

Đạo đức


       Vấn đề đạo đức là những hoàn cảnh, tình huống, hiện tượng trong đó một cá nhân hay tổ chức phải cân nhắc để lựa chọn giữa các cách hành động khác nhau trên cơ sỏ đúng sai, đạo đức hay vô đạo đức. Bản chất vấn đề đạo đức là do mâu thuẫn giữa các cá nhân, tập thể.

      Trong thực tế, những mâu thuẫn đạo đức trong kinh doanh thường xuất hiện chủ yếu giữa những đối tượng hữu quan chủ yếu như công ty, khách hàng, người quản lý, chủ sở hữu, người lao động, đối tác (cung ứng, đối thủ), cộng đồng và xã hội, do những biện pháp kinh doanh được áp dụng có thể gây ra những ảnh hưởng về vật chất và tinh thần không dung hoà được đối với họ.



Đọc thêm tại:

Trình tự nhận diện các vấn đề đạo đức

       Việc nhân diện vấn đề đạo đức có tầm quan trọng đặc biệt cho việc xử lý chúng. Nó là bước khởi đầu của quá trình “trị bệnh”. “Chẩn đúng bệnh, chữa sẽ dễ dàng”. Để việc nhận diện các vấn đề đạo đức được thuận lợi, có thể tiến hành theo một trình tự các bước sau đây:

       Thứ nhất là xác minh những người hữu quan. Đối tượng hữu quan cô tó ià bên trong hoặc bên ngoài, tham gia trực tiếp hay gián tiếp, lộ dỉộn tnmự các tình tiết liên quan hay tiềm ẩn. Do họ có ảnh hưởng ở mức độ khác nhau nên chỉ những đối tượng có khả năng gây ảnh hưởng quan trọng mới được xét đến. Càn khảo sát các đối tượng này về quan điểm, triết lý bởi chúng quyết định cách thức hành động, phản ứng của họ. Quan điểm và triết lý của một đối tượng, hữu quan được thể hiện qua những đánh giá của họ về việc một hành động tiềm ẩn mâu thuẫn hay chứa đựng những nhân tố phi đạo đức.

vấn đề đạo đức


         Thứ hai là xác minh mối quan tâm, mong muốn của các đối tượng hữu quan thể hiện thông qua một sự việc, tình huống cụ thể. Người quản lý có những mong muốn nhất định về hành vi và kết quả đạt được ở người lao động. Họ sử dụng những biện pháp tổ chức (cơ cấu quyền lực) và kỹ thuật (công nghệ) để hậu thuẫn cho người lao động trong việc thực hiện những mong muốn cua họ trong một công việc, hoạt đọng, chương trình cụ thể. Ngược lại, ngựởi lao động cũng có những kỳ vọng nhất định ở người quản lý. Những kỳ vong nạy có thể ỉa định hình nhưng quy tắc hành động, chuẩn mực hành vi cho việc ra quyết định tác nghiệp, lợi ích riêng được thoả mãn (hoại bão, cơ hội nghề nghiệp, sự tòn trọng, việc làm, thu nhập). Tương tự, người chủ sở hữu cùng đặt những kỳ vọng nhất định ơ người quản lý (thường là các vấn đề về chiến lược, hoài bão lâu dài), trong khi người quản ly cũng co những mong muốn cần thoả mãn khi nhận trách nhiẹm được uỷ thác (danh tiếng, quyền lực, cợ hội thể hiện, thu nhập). Như vậy, mỗi đối tượng có thể có những mối quạn tâm và mong muốn hay kỳ vọng nhất định ở những đối tượng liên quan khác trong cùng một sự việc. Khi mối quan tâm và mong muốn của các đối tượng nhau không mầu thuẫn hoặc xung đột, cơ hội để nảy sinh vấn đề đạo đứclà hầu như không có. Ngược lại, nếu mối quan tâm và mong muốn ở nhau không thể hài hoà, vấn đề đạo đức sẽ nảy sinh. Cần lưu ý, các đôi tượng cũng có thế tự – mâu thuẫn nểu các mối quan tậm vằ mong muốn là khỏng thống nhất hay không thể dung hoà được với nhaụ.

        Thứ ba là xác định bản chất vấn dề đạo đức. Việc xác định bản chất vấn đề đạo đức có thể thực hiện thông qua việc chỉ ra bản chất mâu thuẫn. Do mâu thuẫn có thế thể hiện trên nhiều phương diện khác nhau như quan điểm, triết lý, mục tiêu, lợi ích, việc chỉ ra bản chất mâu thuẫn chỉ có thể thực hiện được sau khi xác minh mối quan hệ giữa những biểu hiện này. 



Từ khóa tìm kiếm nhiều: đạo đức kinh doanh, văn hóa kinh doanh

Nhận diện các vấn đề đạo đức

       Vấn đề đạo đức tiềm ẩn trong mọi khía cạnh, lĩnh vực của hoạt động quản lý và kinh doanh. Chúng là nguồn gốc dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng đối với uy tín, sự tổn tại và phát triển của một tổ chức, công ty. Vì vậy, nhận ra được những vấn đề đạo đức tiềm ẩn có ý nghĩa rất quan trọng để ra quyết định đúng đắn, hợp đạo lý trong quản lý và kinh doanh. Các tổ chức, công ty cắng ngày càng nhận rõ vai trò và coi trọng việc xây dựng hình ảnh của tổ chức, công ty trong con mắt xã hội. Để xây dựng “nhân cách” công ty, các quyết định có ý thức đạo đức đóng vai trò quyết định.

nhân cách công ty


       Việc nhận diện vấn đề đạo đức phụ thuộc rất nhiều vào mức độ hiểu biết sâu sắc về mối quan hệ giữa các tác nhân (phương diện, lĩnh vực, nhân tố, đối tượng hữu quan liên quan đến các vấn đề đạo đức trong một tình huống, hoạt động kinh doanh thực tiễn. Kiến thức và kinh nghiệm thực tế có tác dụng giúp người phân tích dễ dàng nhận rơ bản chất của những mối quan hệ cơ bản và những mâu thuần tiềm ẩn trong sự nhằng nhịt của các mối quan hệ phức tạp.

       Cách phân loại các mối quan hệ có thể giúp ích cho việc xác minh về bản chất mối quan hệ và ví dụ tổng hợp vẻ nguồn gốc của những mâu thuẫn tiềm tàng trong hoạt động kinh doanh giữa các đối tượng hữu quan khác nhau.



Quy định về quảng cáo đối với sản phẩm thay thế sữa mẹ

        Ngày 11/3/2004, tại TP HCM, Bộ Y tế đã tổ chức hội nghị đánh giá 3 năm thực hiện Nghị định số 74/2000/NĐ-CP của Chính phủ về kinh doanh và sử dụng các sản phẩm thay thế sữa mẹ để bảo vệ và khuyến khích việc nuôi con bằng sữa mẹ. Tại hội nghị, nhiều đại biểu đã đóng góp ý kiến để sửa đổi, bổ sung một số điều khoản của Nghị định 74 nhằm “bít” những kẽ hở thời gian qua bị nhiều đơn vị sản xuất, kinh doanh các sản phẩm sữa lợi dụng để quảng cáo vượt quá giới hạn cho phép.

         Phó vụ trường Vụ Pháp chế (Bộ Y tể) nhận định: “Một mặt vì cạnh tranh dể kiếm lởi, mặt khác do quy định của chúng ta chưa chặt chẽ, nhiều hãng sữa đã quảng cáo đánh bóng các sản phẩm sữa, gây ngộ nhận cho các bà mẹ, vi phạm quy định về nhãn mác… Chẳng hạn không được quang cáo cho trẻ dưới 6 tháng tuổi, song tình trạng này vẫn còn đầy rẫy, thậm chí hình trẻ dưới 6 tháng tuổi còn được in chung với trẻ lớn trên cùng một nhãn sữa. Quy định bắt buộc phải ghi trên sản phẩm dòng chữ Sữa mẹ là tốt nhất nhưng nhiều nhãn sữa không in hoặc in rất nhỏ ở phần cuối nhãn.

sữa mẹ


         Các hiện tượng bị coi là vi phạm quy định pháp luật Việt nam và quốc tế bao gồm không đăng ký chất lượng sản phẩm, hàm lượng ghi trên nhãn không đúng hàm lượng thực, thông tin sai (sản phẩm suy nhất có DHA, sữa sơ sinh duy nhất…) vi phạm quy định quảng cáo (rất giống sữa mẹ, có công thức gần như sữa mẹ…), mua chuộc dụ dỗ các bác sĩ, bệnh viện thiếu y đức sử dụng các sản phẩm này cho bệnh nhân. Những vi phạm này không chỉ thể hiện thái độ vô trách nhiệm đối với xãhội mà còn thê hiện tính chất vô nhân đạo do đây là các sản phẩm được sử dụng để hỗ trợ những phụ nữ thiếu khả năng nuôi con bằng sữa mẹ và cho trẻ sơ sinh.

         Theo dự thao sửa đổi, bổ sung Nghị định 67, hành vi quảng cáo, khuyến khích sử đụng sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ cho trẻ sơ sinh từ khi sinh cho đến 12 tháng tuổi sẽ bị nghiêm cấm (trước đây chỉ đến 6 tháng tuổi); trên nhãn của sản phẩm sữa không được có ngôn ngữ hay hình ảnh có nội dung sản phẩm thay thế sữa mẹ, hoặc tốt hơn sữa mẹ, so sánh với sữa mẹ…